Mã tài liệu: 144131
Số trang: 83
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Kim Sơn là huyện ven biển của tỉnh Ninh Bình, được hình thành trong quá trình quai đê lấn biển. Kim Sơn có vùng bãi bồi ven biển giàu tiềm năng, đóng vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Sơn. Phương thức quai đê lấn biển đã được thực hiện cho đến nay là khá hiệu quả. Cách quai đê, khai thác vùng bãi bồi đã chứng tỏ là phù hợp đối với trình độ phát triển, trình độ sản xuất của nhân dân huyện, và đã mang lại những kết quả nhất định.
Tuy vậy, cùng với sự phát triển của kinh tế, của khoa học và công nghệ trong những năm gần đây, việc khai thác bãi bồi như đã làm trước đây cho thấy việc phát triển sản xuất chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, chúng ta đang xây dựng nền nông lâm nghiệp, thuỷ sản theo hướng đa dạng hoá sản xuất, một nền nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững. Từ thực tế đó, Uỷ ban nhân dân huyện Kim Sơn chủ trương phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng xây dựng “Quy hoạch tổng thể khai thác và sử dụng hợp lý vùng b•i bồi Kim Sơn”. Đến nay, bản quy hoạch đã hoàn thành được khoảng 90% khối lượng công việc.
Bản quy hoạch đã đề cập đến nhiều vấn đề khai thác có hiệu quả tài nguyên vùng b•i bồi, trong đó có đề xuất một hướng khai thác là nuôi thuỷ sản mà chủ yếu là nuôi tôm. Việc lựa chọn con tôm cho vùng b•i bồi là một chủ trương đúng đắn của huyện cũng như của các chuyên gia xây dựng quy hoạch. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là những hậu quả môi trường do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ven biển đang diễn ra và đã được các nhà khoa học cảnh báo. Do vậy, để khai thác một cách bền vững nguồn tài nguyên vùng bãi bồi, chúng ta không thể không quan tâm đến những tác động môi trường do hoạt động khai thác vùng ven biển đó gây ra.
Trong bản dự thảo quy hoạch khai thác vùng bãi bồi, các chuyên gia xây dựng quy hoạch cũng đã quan tâm đến vấn đề môi trường. Tuy nhiên, xét trên quan điểm phát triển bền vững và trên quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, chúng ta còn có thể có những kiến nghị, đề xuất liên quan đến việc làm hài hoà hơn nữa lợi ích của cá nhân và lợi ích của xã hội, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Nếu các chủ đầm nuôi tôm không chỉ quan tâm đến vấn đề môi trường trong khu nội đầm mà cùng nhau phối hợp trong việc bảo vệ môi trường chung trong cả khu vực thì thiết nghĩ hiệu quả kinh tế sẽ còn cao hơn. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu như l•nh đạo huyện Kim Sơn nhận diện được vấn đề. Muốn vậy, chúng ta phải chỉ ra được các lợi ích từ đầu tư cho môi trường bằng con số cụ thể.
Đứng trước một thực tế như vậy, em xin lựa chọn hướng nghiên cứu cho luận văn đề tốt nghiệp của mình là: “Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và phát triển trong quy hoạch khai thác vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn”
Kết cấu đề tài:
Chương I: Cơ sở lý luận nghiên cứu
Chương II: Hiện trạng và định hướng
Chương III. Dự báo một số vấn đề môi trường
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 696
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 196
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 1779
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 721
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 717
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16