Mã tài liệu: 232809
Số trang: 10
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 281 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
1 Mở đầu
Artemia là loại sinh vật ăn lọc không chọn lựa (non-selective filter feeders (Reeve, 1963; Johnson, 1980; Dobbeleir et al., 1980) và có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau (Dobbleir et al., 1980; Sorgeloos et al., 1986). Ở giai đoạn ấu trùng chúng có thể sử dụng thức ăn có kích cỡ 25-30 µm và 40-50µm khi trưởng thành (Dobbeleir et al., 1980). Ở ruộng nuôi thức ăn cho Artemia chủ yếu dựa vào việc bón phân gây màu tảo trực tiếp (trong ao nuôi) hoặc gián tiếp (ao gây màu) (Rothuis, 1986; Van der Zanden, 1987, 1988, 1989). Kết quả phân tích ở khu hệ ruộng muối Vĩnh Châu Bạc Liêu cho thấy có tất cả 50 loài tảo thuộc 30 giống và 5 ngành tảo, sự đa dạng về giống loài thể hiện: Bacillariophyta > Cyanophyta > Chlorophyta > Chrysophyta > Rhodophyta (Nguyễn Thị Xuân Trang, 1990; Ðinh Văn Kỳ, 1991). Tuy nhiên do giá trị dinh dưỡng của các loài tảo là khác nhau (Sick, 1976; Lora-Vilchis, Cordero-Esquivel và Voltolina, 2004) nên ảnh hưởng của chúng lên tỉ lệ sống, tăng trưởng và sinh sản của Artemia cũng khác nhau. Chất lượng của các loài vi tảo sử dụng làm thức ăn cho Artemia đã được nhiều tác giả nghiên cứu (Sick, 1976; Johnson, 1980) với kết quả khác nhau tùy thuộc từng loài tảo, tùy thuộc điều kiện nuôi, ngoài ra còn tùy thuộc loài Artemia thí nghiệm. Tảo khuê được xem như một nguồn acid béo không no mạch cao, đặc biệt là acid 20:5ω-3 (Lora-Vilchis và Voltolina, 2003), rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của ấu trùng các loài tôm cá biển. Trong sản xuất giống tôm cá biển, việc sản xuất các loài vi tảo đặc biệt là tảo Chaetoceros được xem là một khâu căn bản của trại giống và đã được ứng dụng rộng rãi (López Elías et al., 2003; Krichnavaruk et al., 2005). Theo Naegel (1999) thì tảo Chaetoceros sp. là loại thức ăn tươi sống tốt nhất cho Artemia franciscana, tuy nhiên khi nuôi Artemia đại trà trên ao đất tại Vĩnh châu thì tảo được gây màu tự nhiên, nên thành phần giống loài rất phong phú (Nguyễn Thị Xuân Trang, 1990; Nguyễn Văn Hòa, 2002). Do vậy, mục tiêu đề ra của đề tài là nuôi đại trà loài tảo Khuê Chaetoceros sp. trong bể hở (thể tích lên đến 15 m3) để tạo nguồn tảo giống cho ao bón phân để nhân lên trước khi cung cấp cho ao nuôi Artemia (sinh khối).
2/ Mục lục
1 GIỚI THIỆU
2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
2.2 Phương pháp nghiên cứu
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Điều kiện môi trường
3.3 Khó khăn trở ngại
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 828
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1595
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 623
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1193
⬇ Lượt tải: 17