Mã tài liệu: 232811
Số trang: 12
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 344 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
1/ Mở đầu
Sinh khối Artemia tươi sống từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là làm thức ăn cho một số loại ấu trùng cá (Seale, 1933 và Rollefsen, 1939). Chúng được sử dụng với nhiều kích cỡ khác nhau từ ấu trùng mới nở cho đến con trưởng thành. Theo Sorgeloos et al., 2001, ấu trùng Artemia mới nở là loại thức ăn thích hợp nhất cho tỷ lệ sống cao và không thể thay thế đối với ấu trùng các loại tôm cá biển giai đoạn đầu do chúng có kích thước khá nhỏ (400-500mm), hàm lượng dinh dưỡng cao thích hợp cho sự bắt mồi và phát triển của ấu trùng. Tuy nhiên ở một số loài cá biển có kích thước miệng ấu trùng khá lớn như là cá tầm, cá hồi thì loại Artemia lớn hơn (con non, tiền trưởng thành hoặc trưởng thành) tỏ ra có hiệu quả hơn cả về mặt kinh tế lẫn khả năng sử dụng của vật ăn mồi. Ngoài ra, sinh khối Artemia khi được sử dụng làm thức ăn cho tôm hùm bố mẹ thì cho khả năng thành thục của đàn bố mẹ khá cao (Smets et al., 1984; Leger et al., 1986; Naessens et al., 1997). Theo Sorgeloos et al., (1996), Artemia con trưởng thành được thu hoạch từ môi trường tự nhiên có hàm lượng protein khá cao, chiếm khoảng 50-69% nhưng hàm lượng chất béo tổng cộng chỉ chiếm khoảng 2,4-19,3% tùy theo loài, thấp hơn nhiều so với Artemia mới nở. Xuất phát từ tập tính ăn lọc không chọn lựa của Artemia, chúng có khả năng lọc được những hạt lơ lửng trong môi trường nước nếu kích thước nhỏ hơn 50µm (Reeve, 1963) nên đối với con non và con trưởng thành, Artemia thường được cải thiện chất lượng bằng kỹ thuật giàu hoá (sử dụng sản phẩm giàu hàm lượng acid béo làm thức ăn cho Artemia) trước khi đem cho tôm, cá ăn. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng hàm lượng acid béo cao không no (HUFA) có trong Artemia phần lớn phụ thuộc vào thức ăn mà nó nhận được (Leger et al.,1986); Sorgeloos et al., (1996)), vì vậy ngoài việc giàu hoá bằng những sản phẩm thương mại, chất lượng Artemia cũng được cải thiện thông qua việc sử dụng các loài tảo chất lượng cao làm thức ăn cho chúng. Luong Van Thinh et al. (1999) đã dùng 13 loài tảo biển với thành phần HUFA khác nhau làm thức ăn cho Artemia, sau 7 ngày nuôi cho thấy thành phần HUFA trong thức ăn biểu hiện rõ trong thành phần HUFA của Artemia.
Ở Việt nam, mặc dù Artemia đã được thả nuôi rộng rãi ở vùng ven biển Vĩnh Châu-Bạc Liêu cách nay 20 năm, các sản phẩm trứng bào xác và sinh khối cũng đã được sử dụng đại trà trong ương nuôi tôm, cá nhưng việc tìm hiểu về thức ăn cho Artemia để nâng cao chất lượng cũng chưa được để ý đến, vì vậy trong nghiên cứu này một số loài tảo địa phương thường xuất hiện trong mùa nuôi Artemia đã được phân lập và dùng làm thức ăn để nuôi sinh khối Artemia nhằm bước đầu đánh giá khả năng sử dụng và cải thiện chất lượng dinh dưỡng trong sinh khối Artemia.
2/ Mục lục
1 Đặt vấn đề
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
3.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng liều lượng tảo lên tỉ lệ sống của Artemia
3.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng tảo Chaetoceros sp. và tảo tạp lên chất lượng Artemia.
3.3 Thu thập số liệu
4 KẾT QUẢ
4.1 Thí nghiệm 1
4.2 Thí nghiệm 2
4.2.1 Ảnh hưởng của thành phần tảo lên tỉ lệ sống của Artemia
4.2.2 Ảnh hưởng của giống loài tảo lên các chỉ tiêu sinh sản của Artemia
4.2.3 Ảnh hưởng của giống loài tảo lên thành phần acid béo của Artemia
5 THẢO LUẬ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1193
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 776
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 878
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 811
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 17