Mã tài liệu: 292625
Số trang: 55
Định dạng: zip
Dung lượng file: 660 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xói mòn đất là hiện tượng bào mòn lớp đất mặt, làm mất dinh dưỡng đất ở những vùng đất dốc, gây ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động sản xuất của con người. Đây là vấn đề đã và đang được quan tâm, tranh luận nhiều trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp, đặc biệt với đối tượng cây cao su (Hevea brasiliensis Muell) mới được đưa vào canh tác trên đất Lâm nghiệp. Với đặc tính sinh trưởng nhanh và dễ trồng, hiện nay cây cao su đã và đang được phát triển nhanh chóng ở Việt Nam. Tổng diện tích trồng cao su đến nay đã đạt trên 500.000 ha. Những nơi trồng nhiều nhất là miền Đông Nam Bộ, Tây nguyên và một số tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Hiện nay, người ta đang nghiên cứu mở rộng diện tích trồng cao su ra cả các tỉnh miền núi phía Bắc với các mô hình trồng rừng Cao su thử nghiệm tại Lai Châu, Sơn La. Cây Cao su hứa hẹn là cây góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, là một trong những loài cây chủ đạo làm thay đổi những vùng đất nghèo khó, phát triển kinh tế miền núi và là “cây vàng” trong thời kỳ kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trước sự gia tăng nhanh chóng diện tích trồng cao su đã xuất hiện nhiều ý kiến trái ngược nhau về tác động của rừng trồng cao su trên đất dốc đến môi trường đất, đặc biệt là vấn đề xói mòn đất. Hiện tượng xói mòn mạnh hay yếu? Những thành phần vật chất khác nhau của đất mất đi bao nhiêu? Biện pháp kỹ thuật cụ thể để duy trì dinh dưỡng của đất dưới rừng Cao su?
Ở nước ta những năm gần đây, trồng mới cây cao su chủ yếu là ở những vùng đất dốc (với độ dốc từ 80 - 250) tại nhiều tỉnh miền Trung và miền Bắc. Những vùng đất này rất nhạy cảm với thiên tai, đặc biệt rất dễ bị xói mòn mạnh do lớp phủ thảm thực vật nguyên thủy không còn như trước mà thay vào đó là những cánh rừng cao su mới trồng. Để canh tác và phát triển cây cao su bền vững, đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội - môi trường, vấn đề đặt ra là nghiên cứu, xác định được lượng đất xói mòn, thành phần vật chất xói mòn. Từ đó có những giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu lượng chất dinh dưỡng bị mất do xói mòn, duy trì sức sản xuất của đất.
Ở Việt Nam, cho đến nay những nghiên cứu về xói mòn còn hạn chế, nghiên cứu lượng vật chất và thành phần vật chất bị xói mòn dưới tán rừng rất ít đặc biệt là nghiên cứu dưới rừng Cao su. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài : “Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh” được thực hiện là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu, đề tài có thể rút ra một số kết luận chính sau đây:
* Một số đặc điểm của các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất do mưa.
- Chế độ mưa: Lượng mưa, cường độ mưa ở khu vực lớn. Lượng mưa phân bố không đều qua các tháng trong năm tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chiếm hơn 80% lượng mưa của cả năm. Đây là thời điểm có nguy cơ xảy ra xói mòn mạnh nhất.
- Địa hình khu vực nghiên cứu phức tạp, độ dốc cao, bao gồm nhiều đồi nhỏ. Có nơi độ dốc lên đến 380. Đây là yếu tố có ảnh hưởng xấu tới công tác ngăn ngừa và giảm thiểu xói mòn tại khu vực.
- Thảm thực vật: Nông trường Hương Long mới tiến hành trồng cây Cao su trong thời gian gần đây. Qua đánh giá, thảm thực vật của nông trường này có độ tàn che của tầng cây cao và độ che phủ của cây bụi, thảm mục không cao. Đối với Nông trường Phan Đình Phùng, các tiêu chí độ tàn che và độ che phủ được đánh giá ở mức độ trung bình và tốt. Đây là hai tiêu chí quan góp phần quyết định lượng nước chảy bề mặt và lượng đất xói mòn.
* Lượng đất xói mòn
- Lượng đất xói mòn tại nông trường Hương Long biến động từ xói mòn nhẹ đến mạnh (13,8 – 90,4 tấn/ha/năm). Tại nông trường Phan Đình Phùng biến động từ xói mòn yếu đến nhẹ (6,0 – 21 tấn/ha/năm). Lượng đất xói mòn tăng dần khi cấp độ dốc tăng và giảm dần khi tuổi của cây Cao su tăng.
* Lượng thành phần vật chất xói mòn
- Hàm lượng mùn trong đất bị xói mòn có tương quan yếu với cấp độ dốc. Hàm lượng mùn thấp nhất ở cấp độ dốc 25 – 350 là 2,15% và cao nhất ở cấp độ dốc 15 – 250 là 2,44%. Mùn trong sản phẩm xói mòn đất thuộc mức trung bình (2 – 4%).
- Sự biến đổi hàm lượng Ca2+, Mg2+ trong sản phẩm xói mòn đất theo cấp độ dốc đều không có quy luật. Chúng đều đạt giá trị lớn nhất ở cấp độ dốc 8 – 150. Nhìn chung hàm lượng Ca2+, Mg2+ trong đất bị xói mòn đều ở mức giàu.
- Các chất dễ tiêu trong đất bị xói mòn: NH4+ dễ tiêu biến đổi từ mức nghèo đến giàu( 2,60 – 11,26 mg/100g đất) và có quan hệ tỷ lệ nghịch với cấp độ dốc. Phần lớn hàm lượng đạm dễ tiêu ở các bãi đo biến động ở mức trung bình.
+ K2O dễ tiêu dao động trong khoảng 5,0 – 12,0 mg/100g đất ( từ mức nghèo đến trung bình), hàm lượng kali dễ tiêu trong vật chất xói mòn tăng theo cấp độ dốc.
+ P2O5 dễ tiêu biến động từ mức nghèo đến giàu (1,01 – 21,38 mg/100g đất) và sự biến động hàm lượng lân dễ tiêu theo cấp độ dốc là chưa có quy luật. Trong đó chỉ có bãi 12 với 21,38 mg/100g đất thuộc mức giàu lân.
- Lượng các chất mất đi do xói mòn trên 1ha tại nông trường Cao su Hương Long lớn hơn Phan Đình Phùng là phù hợp với thực tiễn đất ở đó bị xói mòn mạnh hơn.
* Lượng dinh dưỡng bị mất do xói mòn ( đạm, lân, kali) và giá trị của chúng
Đề tài tính toán được lượng dinh dưỡng( N, P, K) bị mất do xói mòn đất ở từng cấp độ dốc, giá trị dinh dưỡng cần thiết bổ sung ở cấp độ dốc 25 – 350 cần bổ sung dinh dưỡng nhiều nhất (279.400 đồng); thấp nhất ở cấp độ dốc 15 – 250 (64.300 đồng).
* Một số giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu xói mòn và bổ sung dinh dưỡng cho rừng trồng Cao su.
- Đối với đất rừng Cao su Hà Tĩnh, xói mòn xảy ra nghiêm trọng nhất là giai đoạn tuổi nhỏ (từ 1 – 2 tuổi). Vì vậy các biện pháp kiểm soát, phòng chống xói mòn cần phải tập trung chủ yếu vào thời gian này.
- Trên cơ sở thực tiễn và tham khảo các mô hình ở những nơi khác, đề tài đề xuất ra 4 phương pháp để kiểm soát xói mòn, gồm: (i)- Các biện pháp kĩ thuật như làm đất, bón phân, phát dọn cây bụi, các biện pháp cơ giới…; (ii)- Các biện pháp bảo vệ đất và nước bao gồm việc trồng các loài cây hạn chế xói mòn như các loài cây họ Đậu, cỏ Vetiver; (iii)- Biện pháp cải thiện hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất.
5.2. Tồn tại
Do thời gian nghiên cứu ngắn nên khóa luận còn một số hạn chế sau:
- Đề tài chỉ tiến hành thu thập số liệu về lượng mưa, lượng đất xói mòn sau các trận mưa. Chưa làm rõ được thời điểm xuất hiện xói mòn đất đạt cực đại để từ đó có thể đưa ra những dự báo về mặt thời gian cho công tác phòng chống xói mòn.
- Đề tài mới chỉ phân tích, tính toán được lượng các chất chủ yếu cần bổ sung (N, P, K); chưa cho biết lượng dinh dưỡng của các nguyên tố khác cần bổ sung cho cây Cao (Canxi, magiê, lưu huỳnh, các chất vi lượng khác).
- Việc đề xuất ra những biện pháp kĩ thuật, loài cây trồng để bảo vệ đất và nước, hạn chế xói mòn ở khu vực nghiên cứu còn chưa được kiểm nghiệm qua thực tế tại khu vực. Đây cũng là một thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài.
5.3. Kiến nghị
- Cần tiếp tục nghiên cứu, cải tiến thiết bị để có thể xác định nhanh được lượng đất xói mòn; đồng thời làm rõ được cơ chế phát sinh xói mòn đất và tác động của các nhân tố điển hình đến xói mòn đất do nước. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong những vùng đất dốc.
- Có thêm thời gian để đưa vào trồng thử nghiệm những loài cây bảo vệ đất và nước chống xói mòn, đồng thời đưa ra được quy trình trồng những loài cây đó trên khu vực rộng lớn hơn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 878
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 624
⬇ Lượt tải: 16