Mã tài liệu: 259029
Số trang: 0
Định dạng: doc
Dung lượng file: 5,449 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở của việc nghiên cứu sâu hại lạc
2.2. Những nghiên cứu ngoài nước
2.3. Những nghiên cứu trong nước
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
3.2 Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thành phần sâu hại lạc vụ xuân 2008 tại huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
4.2. Diễn biến mật độ của một số loài sâu ăn lá chính thuộc bộ cánh vảy trên các công thức thí nghiệm ở vụ lạc xuân 2008 tại lộc hà, Hà Tĩnh
4.3 Thành phần côn trùng và nhện lớn băt mồi sâu hại lạc vụ xuân 2008 tại lộc hà, hà tĩnh
4.4. Diễn biến mật độ của côn trùng và nhện lớn bắt mồi trên các công thức thí nghiệm ở vụ lạc xuân 2008 tại lộc hà, hà tĩnh
4.5. Đặc điểm hình thái, sinh học của loài sâu cuốn lá đầu đen (A.ASIATICUS)
4.6. Hiệu lực của một số loại thuốc đôi với sâu cuốn lá (A.ASIATICUS) ở trong phòng thí nghiệm (nhà lưới)
4.7. Đặc điểm hình thái và sinh vật học của bọ chân chạy Chlaenius bioculatus Chadoir
4.8. Năng suất lạc trên các công thức thí nghiệm
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Tài liệu tham khảo
1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây Lạc (Arachis hypogaea. L) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao được dùng làm thực phẩm và xuất khẩu . Hạt lạc chứa trung bình 50% lipit, 22-25% Prôtêin, đồng thời chứa 8 loại axit amin không thay thế và các vitamin hòa tan trong dầu như B1 (Thiamin), B2(Riboflavin), PP(Oxit Nicotinic), E, F .Về giá trị cung cấp năng lượng nếu tính theo đơn vị 100gam, thì đối với gạo tẻ là 353 calo, đậu tương 411calo, thịt lợn nạc 286, trứng vịt 189, cá chép 93 nhưng ở lạc là tới 590 calo . Ngoài giá trị cung cấp dinh dưỡng cho con người thì lạc còn là nguồn cung cấp thức ăn cho gia súc, tỷ lệ các chất đường, đạm trong thân lá lạc khá cao, đặc biệt trong khô dầu lạc có chứa tới 50% protein có thể cung cấp đầy đủ thức ăn cho gia súc. Lạc là nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Dầu lạc cũng được dùng trong nhiều ngành công nghiệp. Lạc là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu, có giá trị của nước ta (sau dầu thô, dệt may, gạo, hải sản, cà phê, cao su, thủ công mỹ nghệ, đồ da, than đá), trong số các cây trồng hàng năm thì lạc là cây trồng có khối lượng xuất khẩu đứng thứ 2 (sau cây lúa) .
Cây lạc là cây trồng dễ tính, có khả năng thích ứng rộng với các điều kiện đất đai, ở nó có một giá trị vô cùng quan trọng về mặt sinh học đó là khả năng cố định đạm, do đặc điểm bộ rễ có sự cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium Vigna vì thế sau khi thu hoạch lạc để lại cho đất một lượng đạm khá lớn do vi khuẩn nốt sần của bộ rễ và do thân lá để lại. Theo nhiều tác giả sau mỗi vụ thu hoạch, cây lạc có thể để lại trong đất từ 70 – 110 kg N /ha. Do đó Lạc là một loại cây trồng luân canh cải tạo đất rất tốt, các cây trồng sau lạc đều sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.
ở nước ta lạc đã trở thành thực phẩm thông dụng từ đời xưa. Diện tích lạc đươc trồng nhiều nhất ở vùng khu IV cũ rồi tới vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Một số đã hình thành vùng trồng lạc tập trung như Diễn Châu (Nghệ An), Hậu Lộc (Thanh Hoá) nhưng nói chung vẫn còn trồng phân tán nhỏ lẻ. Lạc được đánh giá là cây có hiệu quả kinh tế cao về nhiều mặt và có nhiều loại đất trồng được lạc. Trong những năm qua trồng lạc cho hiệu quả kinh tế cao, đầu ra cho cây lạc lớn cho thu nhập ổn định. Cho nên cây lạc được nhiều địa phương khuyến khích phát triển. Gần đây người ta đã tận dụng mọi điều kiện đất đai để trồng lạc, có thể trồng hai vụ trong một năm. Diện tích trồng lạc của nước ta ngày càng tăng nhanh, diện tích trồng lạc của nước ta hiện nay đạt trên 240.000 ha, sản lượng đạt trên 400.000 tấn, xuất khẩu lạc nhân của nước ta 32 - 35.000 tấn, đứng thứ 5 trên thế giới sau Achentina, ấn Độ, Mỹ và Trung Quốc.
Trong tương lai không xa thì cây lạc sẽ được trồng trên hàng vạn ha ở các vùng sản xuất tập trung khắp nước ta và trở thành một trong những cây công nghiệp mũi nhọn của nước ta.T
Hà Tĩnh là một tỉnh nông nghiệp là chủ yếu, có tổng diện tích đất tự nhiên là 602.649ha, trong đó đất dùng vào nông nghiệp 362.779ha (chiếm 60.2%), là một tỉnh có diện tích trồng lạc khá lớn với 20.450 ha đứng đầu trong diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm, năng suất 18, 03tạ/ha, sản lượng hàng năm 37.097 tấn (nguồn niên giám thống kê Hà Tĩnh -2006). Có thể nói cây lạc đã đem lại nguồn thu lớn cho bà con nông dân Hà Tĩnh.
Tuy nhiên, năng suất và sản lượng lạc của nước ta nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng còn chưa ổn định do ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh, sâu bệnh, các biện pháp kỹ thuật, giống .trong đó sâu hại cũng là một nguyên nhân rất quan trọng, qua điều tra phát hiện được hơn 50 loài gây hại (tài liệu của ban điều tra cơ bản côn trùng Bộ nông nghiệp 1967 - 1968). Trong các loài sâu hại đó thì sâu Khoang (Spodoptera litura Fabr), sâu xanh (Hellicoverpa armigera Hiib) và Sâu cuốn lá lạc đầu đen (Archips asiaticus Walsingham) được xem là hai loài sâu hại chính, chúng có thể gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất lạc.
Để góp phần tìm ra giải pháp hạn chế tối thiểu tác hại của sâu hại và đánh giá vai trò của các loài thiên địch của chúng trên cây lạc tại Hà Tĩnh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thành phần côn trùng, nhện lớn bắt mồi sâu hại lạc; diễn biến mật độ sâu ăn lá chính thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) trên vụ lạc Xuân 2008 tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích:
Điều tra thành phần sâu hại lạc và thiên địch của chúng, theo dõi diễn biến mật độ và tỷ lệ hại để từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lạc hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây lạc.
1.2.2 Yêu cầu:
- Điều tra xác định thành phần sâu hại lạc và thiên địch của chúng trên vụ lạc Xuân 2008 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh.
- Điều tra diễn biến mật độ của sâu ăn lá chính thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) và thiên địch của chúng trên các công thức thí nghiệm tại Lộc Hàv, Hà Tĩnh.
- Nuôi sinh học để xác định đặc điểm sinh vật học của loài côn trùng bắt mồi sâu hại lạc quan trọng.
- Khảo sát hiệu lực của thuốc hóa học đối với sâu ăn lá chính thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) là sâu Khoang (Spodoptera litura Fabr), sâu xanh (Hellicoverpa armigera Hiib) và Sâu cuốn lá lạc đầu đen (Archips asiaticus Walsingham)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 755
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 16