Mã tài liệu: 88624
Số trang: 186
Định dạng: docx
Dung lượng file: 393 Kb
Chuyên mục: Kinh tế nông nghiệp
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta được Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã thu được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới phát triển, nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, Đảng ta, Nhà nước ta và nhân dân ta phải vượt qua những nguy cơ, thách thức không nhỏ trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp và đa dạng. Chính vì thế, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra "Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 - 2010". Một trong những giải pháp cơ bản, then chốt để tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nêu trên là "Đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, trọng tâm là cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh" [40, tr. 220].
Nội dung cải cách nền hành chính nhà nước đã được khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, khóa VII, Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII, các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, 6 (lần 2), 7 khóa VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng khóa IX, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 khóa IX và đã được cụ thể hóa trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010, với bốn nội dung cơ bản là: 1) cải cách thể chế; 2) cải cách bộ máy; 3) xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức; và 4) cải cách tài chính công. Để góp phần thực hiện yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu xây dựng "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" quy định tại Điều 2 của Hiến pháp 1992 (sửa đổi ngày 25/12/2001), cần thiết phải đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta lên một bước mới, cơ bản, toàn diện và rộng khắp.
Trong các nội dung đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thì công tác cán bộ có ý nghĩa quyết định. Để làm tốt công tác cán bộ, Đảng ta đã chỉ rõ:
Tăng cường kỷ cương nhà nước và chế độ trách nhiệm cá nhân; coi trọng chính sách cán bộ, trên cả hai mặt bồi dưỡng và rèn luyện, có biện pháp ngăn chặn hiện tượng tiêu cực, thiếu dân chủ. Xử lý vi phạm về mặt Đảng và pháp luật của Nhà nước một cách nghiêm minh và bình đẳng đối với cán bộ, công chức nhà nước [40, tr. 337-338].
Việc tăng cường, củng cố chế độ trách nhiệm cá nhân đối với công vụ được giao đòi hỏi phải hoàn thiện sự điều chỉnh pháp luật đối với các dạng trách nhiệm pháp lý của công chức, bao gồm: trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự và các biện pháp bảo đảm việc thực hiện chúng trên thực tế. Trách nhiệm pháp lý là biện pháp cơ bản để phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với tệ cửa quyền, lạm quyền, quan liêu, tham nhũng, lãng phí của công, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị, đặc biệt là trong bộ máy hành chính nhà nước.
Tuy vậy trên thực tế, pháp luật về trách nhiệm pháp lý ở nước ta hiện nay nhìn chung chưa hoàn chỉnh, còn tản mạn, thiếu tính hệ thống, chưa phân định rõ trách nhiệm giữa tập thể với cá nhân phụ trách. Nhiều quy định mang tính nguyên tắc về trách nhiệm pháp lý của công chức nêu trong Pháp lệnh Chống tham nhũng năm 1998, sửa đổi năm 2000, Pháp lệnh Cán bộ công chức năm 1998, sửa đổi bổ sung năm 2003 chậm được cụ thể hóa dẫn đến khó áp dụng trong thực tiễn xử lý vi phạm, ví dụ như trách nhiệm liên đới của thủ trưởng cơ quan để xảy ra tham nhũng tiêu cực trong cơ quan, tổ chức mình phụ trách. Nhiều quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức không còn phù hợp nhưng chậm được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với chủ trương cải cách hành chính là đúng người, rõ trách nhiệm, tách quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh và sự nghiệp, ví dụ như Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức, Nghị định số 217-CP ngày 8/6/1979 của Hội đồng Chính phủ ban hành bản quy định về chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ phục vụ nhân dân của cán bộ, nhân viên và cơ quan nhà nước. Công tác pháp điển hóa về trách nhiệm pháp lý, nhất là trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất của công chức cũng ít được chú trọng. Việc áp dụng trách nhiệm pháp lý của công chức ở nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa nghiêm, thiếu tính thống nhất, kỷ cương, kỷ luật lỏng lẻo.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm pháp lý
Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật và thực hiện
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 200
👁 Lượt xem: 880
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1163
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 1133
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 4240
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 196
👁 Lượt xem: 9539
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 870
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 1212
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 186
👁 Lượt xem: 966
⬇ Lượt tải: 16