Mã tài liệu: 116515
Số trang: 19
Định dạng: docx
Dung lượng file: 83 Kb
Chuyên mục: Kinh tế nông nghiệp
Với mỗi quốc gia trên thế giới luôn cần phải có một hệ thống pháp luật để bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển toàn diện, Sẽ là rất bất hợp lí và thiếu sót nếu khi nghiên cứu một số vấn đề lí luận về quyền lập pháp mà chúng ta chưa tìm hiểu cặn kẽ thế nào là lập pháp, vậy “lập pháp” là gì?. Theo từ điển Bách khoa toàn thư thì lập pháp là hoạt động làm ra luật, cụ thể là việc thực hiện quyền lực và chức năng để làm ra các quy định với tư cách là các đạo luật có sức mạnh cưỡng chế thông qua sự ban hành của cơ quan chính thức của một nhà nước hoặc tổ chức khác, hoặc thông qua hoạt động ban hành luật của một người làm luật hoặc của cơ quan lập pháp.
Như vậy , các khái niệm “lập pháp” đều khẳng định chủ thể lập pháp là cơ quan lập pháp. Ở Việt Nam, thẩm quyền này thuộc về Quốc hội: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” (Điều 83 HP1992). Khái niệm “lập pháp” là như vậy, tuy nhiên hiện nay còn có nhiều ý kiến khác nhau trong việc hiểu “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp” là như thế nào. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền làm luật và sửa đổi luật. Luật phải là hình thức văn bản duy nhất điều chỉnh các loại quan hệ xã hội, do Quốc hội xem xét và quyết định. Loại ý kiến thứ hai cho rằng, “lập pháp” trong cụm từ “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp” phải được hiểu theo nghĩa rộng; theo đó Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền đưa ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực bắt buộc mọi người thực hiện. Điều này có nghĩa là các quy phạm pháp luật được nói đến ở đây không chỉ là các quy phạm pháp luật được ban hành dưới hình thức văn bản luật mà còn có thể dưới hình thức khác. Theo ý kiến cá nhân, xét từ góc độ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cụm từ “lập pháp” ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng này. Việc Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp không đồng nghĩa với việc Quốc hội phải tự mình ban hành tất cả các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, mà trong khuôn khổ Hiến pháp, Quốc hội có thể ủy quyền cho các cơ quan khác ban hành văn bản có chứa quy phạm pháp luật, Và như vậy quy định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp” vẫn hoàn toàn được bảo đảm thi hành. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền định ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản. Các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước khác ban hành không được trái với tinh thần và nội dung của Hiến pháp. Đến đây, ta có thể khẳng định, “quyền lập pháp” là quyền đưa ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực bắt buộc mọi người thực hiện, chứ không chỉ là quyền làm luật và sửa đổi luật. Với những lý do trên việc tìm hiểu “Chức năng lập pháp của quốc hội thực trạng và phương hướng hoàn thiện” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Kết cấu đề tài:
1. lịch sử phát triển quyền lập pháp qua các kiểu nhà nước
2.chức năng lập pháp của quốc hội việt nam
3. đặc điểm của quyền lập pháp
4. thực trạng hoạt động lập pháp của quốc hội và một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động lập pháp của quốc hội trong giai đoạn hiện nay.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 803
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 2801
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 725
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 1133
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 861
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 200
👁 Lượt xem: 880
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 186
👁 Lượt xem: 968
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1086
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 4242
⬇ Lượt tải: 22