Mã tài liệu: 259018
Số trang: 92
Định dạng: doc
Dung lượng file: 3,717 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
Mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
1. Mở đầu 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 3
1.2.1. Mục đích của đề tài 3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài 3
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 4
2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam 4
2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 4
2.1.2. Tình hình sản xuất ngô ở nước ta 5
2.2. Những nghiên cứu cơ bản về cây ngô 11
2.2.1. Những nghiên cứu cơ bản về ngô trên thế giới 11
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 13
2.3. Nhu cầu dinh dưỡng cây ngô 17
2.3.1. Tình hình sử dụng dinh dưỡng của cây ngô 17
2.3.2. Vai trò của các nguyên tố đa lượng đối với cây ngô 22
2.3.3. Vai trò của một số nguyên tố vi lượng đối với cây ngô 25
2.4. ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến sinh trưởng phát triển cây ngô 26
2.5. Những nghiên cứu về mật độ, khoảng cách 35
3. vật liệu, Nội dung và phương pháp nghiên cứu 39
3.1. Thí nghiệm khảo sát tổ hợp lai và giống ngô có triển vọng 39
3.1.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 39
3.1.2. Nội dung nghiên cứu 39
3.1.3. Phương pháp nghiên cứu 40
3.2. Xây dựng mô hình 43
3.2.1. Vật liệu, thời gian và địa điểm xây dựng mô hình 43
3.2.2. Phương pháp tiến hành 44
4. kết quả nghiên cứu và thảo luận 45
4.1. Kết quả khảo sát các tổ hợp lai và giống ngô triển vọng 45
4.1.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các công thức 45
4.1.2. Các chỉ tiêu về hình thái cây của các công thức 49
4.1.3. Một số đặc điểm về bắp và hạt của các công thức 54
4.1.4. Khả năng chống chịu của các công thức thí nghiệm 55
4.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 59
4.2. Kết quả xây dựng mô hình 68
4.2.1. Thời gian sinh trưởng phát triển và hình thái cây của giống ngô 30N34 68
4.2.2. Khả năng chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 70
5. kết luận và đề nghị 74
5.1. Kết luận 74
5.2. đề nghị 74
Tài liệu tham khảo 81
phụ lục 83
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngô (Zea mays. L) là cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mỳ và lúa gạo. Ở các nước Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng ngô làm lương thực chính cho người với phương thức rất đa dạng theo vùng địa lý và tập quán mỗi nơi. Tại Việt Nam, ở những vùng miền núi, vùng khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn tập quán sử dụng ngô làm lương thực chính.
Ngô là nguồn thức ăn quan trọng nhất trong chăn nuôi hiện nay: 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp của gia súc, gia cầm là từ ngô; ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc đặc biệt là bò sữa. Ngô cũng là cây thực phẩm, như ngô bao tử làm rau; ngô nếp, ngô đường dùng làm quả ăn tươi hoặc đóng hộp làm thực phẩm cao cấp. Ngô cũng là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ để sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, bánh kẹo .Đặc biệt, gần đây ngô là nguồn nguyên liệu của ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học (nhiên liệu ethanol).
Trong gần 50 năm qua, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Năm 2009, sản xuất ngô thế giới đạt kỷ lục cả về diện tích, năng suất và sản lượng: với 159 triệu ha, năng suất 51,2 tạ/ha và sản lượng 817,1 triệu tấn, cao hơn lúa nước 138,4 triệu tấn và lúa mỳ 135,2 triệu tấn (theo FAOSTAT). So với năm 1961, năm 2009 năng suất ngô trung bình của thế giới tăng thêm 32,2 tạ/ha (từ hơn 19 lên 51,2 tạ/ha), trong khi lúa nước tăng 23,3 tạ/ha (từ 18,7 lên 42,0 tạ/ha), còn lúa mỳ tăng 19,3 tạ/ha (từ 10,9 lên 30,2 tạ/ha) , .
Ở nước ta, ngô là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau lúa nước, nhưng cho đến cuối những năm 1970 năng suất ngô Việt Nam chỉ đạt chưa đến 10 tạ/ha (chưa bằng 30% năng suất trung bình thế giới) do trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được trồng ở nước ta, góp phần đưa năng suất tăng lên gần đạt 15 tạ/ha vào đầu những năm 1990. Ngành sản xuất ngô nước ta có bước tiến nhảy vọt từ giữa những năm 1990, nhờ phát triển giống ngô lai và cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Năm 1991, diện tích trồng giống ngô lai chưa đến 1% trong hơn 400 nghìn hecta ngô. Năm 2009, trong số 1.086.800 ha thì ngô lai chiếm khoảng 95%, năng suất trung bình đạt 40,8 tạ/ha, sản lượng 4.431.800 tấn. Đây là năm có diện tích, năng suất và sản lượng cao nhất từ trước đến nay (Tổng cục thống kê) , .
Mặc dù ngành sản xuất ngô ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng sản xuất ngô ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra: Thứ nhất là năng suất ngô (40,8 tạ/ha, 2009) vẫn thấp so với trung bình thế giới (51,2 tạ/ha, năm 2009), thấp hơn nhiều so với nước Mỹ (100 tạ/ha), Trung Quốc (52 tạ/ha) và rất thấp so với năng suất ngô trong thí nghiệm (năm 2010 tại Viện Nghiên cứu Ngô, năng suất thí nghiệm đã đạt 10 - 12 tấn/ha; tại Viện KHKT NN Bắc Trung Bộ, năng suất ngô thí nghiệm đã đạt gần 9 tấn/ha), có sự chênh lệch lớn giữa các vùng và các vụ. Thứ 2 là giá thành sản xuất còn cao. Thứ 3 là sản lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước ngày càng tăng lên rất nhanh. Những năm gần đây chúng ta phải nhập từ 500 - 700 nghìn tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi.
Nghệ An là một trong những tỉnh có diện tích ngô lớn, năm 2000 diện tích ngô toàn tỉnh là 37, 5 nghìn ha, đứng vị trí thứ 6 so với tất cả các tỉnh trong cả nước, sau Hà Giang, Đắk Lắk, Thanh Hoá, Sơn La, Đồng Nai. Năng suất đạt 21 tạ/ha (bằng 76,4% năng suất trung bình của cả nước) và sản lượng 78, 7 ngàn tấn. Trong những năm gần đây diện tích ngô tăng nhanh, đến 2009 toàn tỉnh đạt 53,4 nghìn ha, đứng vị trí thứ 5, sau tỉnh Sơn La (132,1 nghìn ha), Đắk Lắk (112,0 nghìn ha), Gia lai (57,1 nghìn ha) và Đồng Nai (54,4 nghìn ha), năng suất 34,7 tạ/ha, sản lượng đạt 185,3 nghìn tấn .
Như thế, năng suất ngô Nghệ An còn rất thấp so với nhiều tỉnh trong nước, đặc biệt là rất thấp so với tiềm năng năng suất của các giống ngô lai được trồng ở Việt Nam. Tuy điều kiện tự nhiên của tỉnh không mấy thật thuận lợi như một số vùng sản xuất ngô tập trung với diện tích lớn như Tây Bắc, Tây Nguyên và Đông nam bộ. Đây là tỉnh có địa hình phức tạp, trải dài hàng ngàn km theo dọc bờ biển Đông với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, từ tháng 4 - 8 chịu ảnh hưởng của gió nóng Tây Nam khô nóng, từ tháng 9 - 10 gió Đông Nam gây mưa, bão và từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh gió mùa Đông Bắc gây mưa, lạnh, nên trong vụ Thu Đông và vụ Đông thời kỳ cây con thường gặp mưa lớn, gây ngập úng ảnh hưởng tới sinh trưởng, ngô có thể chết và dẫn tới năng suất ngô không cao. Như vậy, vấn đề đặt ra ở Bắc Trung bộ là phải sử dụng giống ngô ngắn ngày nhằm né tránh các điều kiện khí hậu bất lợi mới thúc đẩy được ngành sản xuất ngô phát triển, đặc biệt là sản xuất ngô vụ Đông trên đất hai lúa hay trên đất bải ven sông sau các đợt lụt tháng 9 và tháng 10. Nhưng ở đây, người dân sử dụng giống ngô và các biện pháp kỹ thuật canh tác chưa hợp lý: Như trồng các giống ngô trung ngày và dài ngày (thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân trên 112 ngày như LVN10, C919, CP888, Bioseed9797, Bioseed9698, DK888, NK66 .), nên không né tránh được thời tiết bất lợi ở thời kỳ cây con, ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển ngô. Mặt khác, các giống này được trồng cách đây nhiều năm và nay đã nhiễm một số sâu bệnh nặng (sâu đục thân, đục bắp, bệnh khô vằn ), chống chịu với điều kiện ngoại cảnh kém, khả năng cho năng suất không cao. Kỹ thuật canh tác chưa được cải tiến nhiều, mức đầu tư thâm canh của người dân còn thấp, mật độ trồng chưa cao (thường từ 4,7 -5 vạn), khoảng cách giữa các hàng còn thưa (70 - 80 cm) và tưới tiêu chưa đúng lúc.
Như vậy, để góp phần nâng cao năng suất và sản lượng ngô ở Nghệ An, phải chăng đó là phải sử dụng các giống ngô mới có tiềm năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn nhằm né tránh các điều kiện khí hậu bất lợi của tỉnh.
Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Khảo sát một số giống ngô ngắn ngày có triển vọng tại Nghệ An”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Xác định được tổ hợp lai, giống ngô ngắn ngày có triển vọng cho Nghệ An.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu đánh giá các đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai, giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2011 và vụ Đông 2011.
- Đánh giá khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận và một số sâu bệnh hại chính của các tổ hợp lai, giống ngô ngắn ngày trong điều kiện tỉnh Nghệ An.
- Xác định năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai, giống ngô ngắn ngày thí nghiệm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 2150
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 1095
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 981
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16