Mã tài liệu: 295368
Số trang: 68
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 702 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU
Mêkông là sông lớn nhất Châu Á, nguồn cung cấp nước và các tài nguyên khác cho dân cư dọc bờ sông. Qua nhiều thập kỉ, đây là hệ thống sông có sự đa dạng về chủng loài cá cao nhất, chỉ đứng sau Amazon. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sông Mêkông bị khai thác quá mức do nhu cầu sử dụng nước và năng lượng gia tăng nhằm thực hiện đô thị hóa và công nghiệp hóa của các quốc gia dọc bờ sông. Những hoạt động này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của sông và làm mất đi sự đa dạng sinh học, ô nhiễm nước, mực nước bị dao động mạnh và xói mòn đất.
Sông Mêkông chảy qua nhiều nước như Trung Quốc, Myanma, Vương quốc Lào, Thái Lan, Campuchia và khi đến Việt Nam, nó chia ra thành hai hệ thống sông chính là sông Tiền và sông Hậu, chúng chi phối mạnh mẽ sự phát triển của ðồng Bằng Sông Cửu Long. Sông Tiền và sông Hậu đóng vai trò khá quan trọng đối với mọi hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế trong vùng ðồng Bằng Sông Cửu Long.
Trên địa bàn tỉnh An Giang, sông Hậu có lưu lượng và trữ lượng nước mặt khá dồi dào, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và phục vụ các hoạt động sản xuất như nuôi trồng thủy sản, nước tưới cho nông nghiệp…Hiện nay, do mở rộng được thị trường tiêu thụ, hoạt động nuôi trồng thủy sản có lãi nên số lượng bè cá gia tăng. Tính đến giữa năm 2001, toàn tỉnh có khoảng 3080 bè, lồng nuôi cá, gia tăng hơn 1000 bè so với năm 1997 và đang còn tiếp tục gia tăng đã dẫn đến tình trạng xuất hiện ô nhiễm nước mặt cục bộ ở một số đoạn thuộc sông Hậu. Vấn đề này đã tác động tiêu cực đối với sức khỏe người dân và với chính hoạt động sản xuất nuôi cá bè.
Thêm vào đó, An Giang đang ở bước đầu của sự phát triển toàn diện. Trong tương lai sẽ có nhiều dự án và công trình được xây dựng, mức độ phát triển các ngành nông lâm thủy sản sẽ ngày càng phát triển cao hơn, chắc chắn các yếu tố chất lượng nước bị thay đổi theo chiều hướng bất lợi nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Chính vì lí do này mà đề tài “Khảo sát một số yếu tố môi trường nước, phân loại và đánh giá nồng độ độc của tảo tuyến sông Hậu, tỉnh An Giang năm 2005 – 2006” được thực hiện nhằm có được những thông tin làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường năm
2005 - 2006.
Nội dung nghiên cứu
Quan trắc một số yếu tố môi trường nước nhằm đánh giá hiện trạng và theo dõi biến động chất lượng nước ở sông Hậu qua hai mùa.
Xác định thành phần giống loài tảo và hàm lượng độc tố Microcystin của chúng ở sông Hậu trong mùa mưa và mùa nắng.
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.1. Yếu tố thủy lí
Giá trị nhiệt độ qua cả hai đợt khảo sát tương đối ổn định, biên độ dao động nhiệt giữa các điểm thu mẫu trong cùng một đợt thu và giữa hai mùa tương đối thấp. Tuy nhiên, nhiệt độ này vẫn thích hợp cho sinh vật phát triển.
ðộ đục của nước có xu hướng giảm so với năm 1998 và 1999.
5.1.2. Yếu tố thủy hóa
Giá trị pH giữa các điểm thu mẫu qua hai mùa ít dao động và đều đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A (TCVN 5942 – 1995).
Hàm lượng oxy hòa tan (DO) qua hai mùa chênh lệch không nhiều. Tuy giá trị DO thấp hơn tiêu chuẩn nước mặt loại A nhưng vẫn còn trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh TCVN 6477 :20.
Hàm lượng COD và BOD qua hai mùa đều cao hơn tiêu chuẩn nước mặt loại A và có xu hướng tăng cao vào mùa nắng. ðiều này chứng tỏ nước sông Hậu có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ.
Giá trị N_NO2- qua hai mùa đều cao hơn TCVN 5942 : 1995, cho thấynước sông Hậu có dấu hiệu ô nhiễm về đạm nitrite.
Trái với hàm lượng nitrite, lượng nitrate trong nước sông Hậu rất thấp so với TCVN 5942 : 1995, chứng tỏ nước sông Hậu rất nghèo đạm nitrate.
Hàm lượng lân tại các trạm khảo sát khá cao, nhất là vào mùa nắng, cho thấy nước sông Hậu có dấu hiệu ô nhiễm phosphate.
5.1.3. Yếu tố thủy sinh
Thành phần tảo tại các trạm qua hai đợt thu mẫu được xác định là các loài tảo thuộc 7 ngành chính: Bascilliarophyta, Chlorophyta, Chrysophyta, Cyanophyta, Euglenophyta, Pyrrophyta và Xanthophyta, trong đó các loài tảo thuộc ngành Chlorophyta chiếm ưu thế.
Một số loài tảo thường gặp qua hai đợt thu mẫu là : Microcystis aeruginosa, Merismopedia elegans (Cyanophyta), Botrydiopsis arrhiza, Bumilleria sicula, Tribonema minus (Xanthophyta), Coscinodiscus subtilis, Melosira granulata var, Synedra ulna (Bascillariophyta), Closterium dianae var.minus, Rhodoplax schinzii, Sphaerobotrys fluviatilis (Chlorophyta).
Nhận diện được một số loài tảo độc : Microcystis aeruginosa, Anabaena spiroidos var.crassa...
Hàm lượng Chlorophyll_a và Microcystin tăng cao vào mùa nắng nhưng phycocyanin lại tăng vào mùa mưa.
5.2. Kiến nghị
Tiến hành các cuộc khảo sát môi trường trên sông Hậu với quy mô và tần số lớn để có cơ sở thông tin, dự đoán và hạn chế được những thiệt hại cho các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở hai bên bờ sông.
Khảo sát sâu và rộng hơn các yếu tố thủy sinh như: Chlorophyll_a, Microcystin, phycocyanin làm cơ sở đánh giá hệ thực vật nổi trên sông.
Xây dựng kế hoạch phát triển làng bè cũng như các hoạt động nuôi trồng thủy sản khác cho hợp lí, tránh tình trạng phát triển quá mức làm ảnh hưỏng đế hệ sinh thái của sông.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 719
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 16