Mã tài liệu: 234520
Số trang: 81
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,510 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở KON TUM
VÙNG ĐỒI GÒ
Nông hộ: Ông Trương Văn Thịnh
Địa chỉ:
Phường Ngô Mây, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Ngày phỏng vấn:
03/04/2006; 04/04/2006
Người phỏng vấn và viết báo cáo: Trương Chí Hiếu
MỤC LỤC
I. PHÂN TÍCH SẢN XUẤT NÔNG HỘ 2
1. Giới thiệu 2
2. Nội dung 2
2.1 Thông tin khái quát về nông hộ 2
2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động .2
2.1.2 Tình hình sản xuất của hộ 3
2.1.3 Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất của nông hộ 4
2.1.4 Nguồn lực lao động của nông hộ .5
2.1.5 Tư liệu sản xuất hiện có của nông hộ 5
2.2 Hệ thống canh tác 6
2.2.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động nuôi cá nước ngọt của nông hộ 6
2.2.2 Xác định thu nhập của nông hộ 8
2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ 10
2.3.1 Dự kiến sản phẩm thay thế .10
2.3.2 Xác định tính khả thi của phương án mới 10
II. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG THỊ TRƯỜNG CỦA SẢN PHẨM CÁ 10
1. Giới thiệu 10
2. Phương pháp nghiên cứu chuỗi cung 11
3. Mô tả chuỗi cung sản phẩm cá 11
4. Phân tích hoạt động chuỗi cung 12
KIẾN NGHỊ 14
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Lịch thời vụ hoạt động nuôi cá nước ngọt 3
Bảng 2. Giá trị tư liệu sản xuất của nông hộ . 5
Bảng 3. Chi phí cho giống cá 6
Bảng 4. Tổng doanh thu bán cá 8
Bảng 5. Tổng hợp các nguồn thu của nông hộ năm 2005 . 9
Bảng 6. Dòng tiền của hộ năm 2005 . 10
Sơ đồ 2. Chuỗi cung sản phẩm cá .
I. PHÂN TÍCH SẢN XUẤT NÔNG HỘ
1. Giới thiệu
Trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh
của nông hộ điển hình ở vùng Tây Nguyên. Hai lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu là
phân tích sản xuất cấp nông hộ và phân tích chuỗi thị trường một số sản phẩm chủ yếu
của nông hộ.
Mục tiêu của báo cáo là đánh giá thực trạng hệ thống sản xuất nông nghiệp của
các hộ gia đình tại vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng thông qua 1
hộ điển hình. Trong đó nhấn mạnh phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá nước
ngọt. Đây là một sản phẩm đang có xu hướng phát triển mạnh tại địa phương. Sau đó, mô
tả và phân tích chuỗi cung của sản phẩm quan trọng này của nông hộ. Từ đó đề xuất các
kiến nghị cần thiết để cải thiện tình hình kinh tế nông hộ tại vùng này.
Phương pháp nghiên cứu điều tra phỏng vấn trực tiếp chủ hộ, phỏng vấn đầu
mối tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường bán buôn và bán lẻ nông sản chủ yếu. Đồng
thời tham khảo các tài liệu liên quan đến định mức kinh tế kỹ thuật của một số cây trồng
và vật nuôi liên quan. Phương pháp chuyên gia cũng được áp dụng để kiểm tra lại thông
tin phỏng vấn. Trong phân tích tình hình kinh tế hộ, các kỹ thuật phân tích ngân sách
từng phần, phân tích lãi hỗn hợp, dòng tiền dựa trên các dòng thu chi của nông hộ được
áp dụng để cho thấy tình hình tài chính chung của hộ hiện nay và hiệu quả của hoạt động
sản xuất chính. Về phần tiêu thụ sản phẩm, phân tích chuỗi cung sẽ được thực hiện để
xem xét dòng dịch chuyển của sản phẩm và người nông dân có thể cải thiện thu nhập của
mình qua việc tham gia chuỗi cung như thế nào.
2. Nội dung
2.1 Thông tin khái quát về nông hộ
2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động
Hiện nay nghề nghiệp chính của ông Thịnh (chủ hộ) là nông dân. Năm nay ông
Thịnh 53 tuổi. Trước đây ông đã tốt nghiệp trường Trung cấp Sư phạm Quy Nhơn và là
giáo viên tiểu học nhưng do đời sống khó khăn nên đã xin nghỉ việc từ nhiều năm trước.
Tuy nhiên, ông vẫn tham gia trong công tác của chính quyền địa phương với chức danh là
chủ tịch Hội Nông dân phường Ngô Mây, thị xã Kon Tum.
Tổng số khẩu: 6 người (gồm 2 vợ chồng và 4 người con - 2 trai 2 gái), trong đó
tất cả đều trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có 3 người tham gia lao
động còn những đối tượng khác đang học ở xa hay bận công tác xã hội. Các thành viên
trong hộ như sau:
+ Vợ: Nguyễn Thị Minh Tuệ, 50 tuổi, trình độ là Trung cấp Sư phạm Quy Nhơn. Công
việc chính của cô là làm việc nhà tham gia phụ thêm một vài hoạt động sản xuất
như chăn nuôi heo, gà và nuôi cá.
+ Con trai đầu: Trương Minh Tuyên, 30 tuổi, trình độ là Trung cấp Chính trị, giáo viên
trường THCS Ngô Mây, anh thường xuyên tham gia vào các hoạt động kinh tế
của gia đình
+ Con gái thứ 2: Trương Minh Giao, 27 tuổi, trình độ là Đại học Sư phạm. Tuy nhiên chị
rất ít khi tham gia trong các hoạt động kinh tế của gia đình do quá bận rộn công
tác xã hội.
+ Con trai thứ 3: Trương Minh Đạt, 21 tuổi, học năm thứ 3 Đại học Bách khoa, anh
không thể tham gia lao động trong gia đình do điều kiện học ở xa.
+ Con gái thứ 4: Trương Minh Duyên, 17 tuổi, học lớp 12 tại thị xã Kon Tum, chị không
tham gia trong hoạt động kinh tế của gai đình do quá bận việc học
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 1139
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16