Mã tài liệu: 248406
Số trang: 168
Định dạng: doc
Dung lượng file: 3,271 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến cây họ Sao - Dầu (Dipterocarpaceae) trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở Đồng Nai” được tiến hành tại Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu - Đồng Nai, thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2009. Số liệu được thu thập trên 400 điểm của 4 trạng thái rừng IIB, IIIA1, IIIA2 và IIIA3 trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới.
Dựa trên các phương pháp nghiên cứu về độ bắt gặp, đặc trưng lâm phần và xác định yếu tố độ ẩm đất, độ pH đất bằng máy đo nhanh, đã tiến hành phân tích, tính toán được xác suất bắt gặp 3 loài cây họ Sao - Dầu (dầu song nàng, dầu con rái và vên vên) ở 3 câp tuổi khác nhau phụ thuộc vào 3 yếu tố môi trường và trạng thái rừng.
Kết quả thu được mô hình phản hồi xác suất bắt gặp cây họ Sao - Dầu với yếu tố môi trường có dạng Logit Gauss, P = exp(eta)/(1 + exp(eta)) (với eta = bo + b1xi + b2xi2).
Độ ẩm thích hợp cho cây họ Sao - Dầu: Đối với dầu song nàng ở cấp tuổi 1, cấp tuổi 2 và cây trưởng thành tương ứng là 60,6 - 79,6%, 61,9 - 82,6% và 66,3 - 84,3% . Ở 3 cấp tuổi dầu con rái là 57,0 - 81,0%; 61,9 - 82,6% và 63,3 - 82,6%. Còn ở vên vên cấp tuổi 1, 2 và cây trường thành là 61,8 - 82,3%, 62,8 - 83,9% và 63,5 - 84,6%.
Độ pH đất thích hợp với cây họ Sao - Dầu: Ở 3 cấp tuổi của dầu song nàng là: 4,9 - 6,2; 5,0 - 6,5 và 5,7 - 6,8. Đối với dầu con rái ở cấp tuổi 1, 2 và cây trường thành là 4,3 - 5,9; 5,0 - 6,2 và 5,1 - 6,5. Tương tự với 3 cấp tuổi của vên vên là 5,1 - 6,0; 5,0 - 6,5 và 5,4 - 6,7.
Độ tàn che tán rừng thích hợp cho giai đoạn tái sinh cây họ Sao - Dầu: Cấp tuổi 1 và 2 của dầu song nàng là 0,6 - 0,9. Còn ở dầu con dái cấp tuổi 1 là 0,57 - 0,85, cấp tuổi 2 là 0,61 - 0,86. Tương tự ở vên vên cấp tuổi 1 là 0,65 - 0,85, cấp tuổi 2 là 0,63 - 0,88.
Độ phong phú cây họ Sao - Dầu ở trạng thái IIIA3 cao hơn so với trạng thái IIIA2, IIIA1 và IIB. Các yếu tố độ ẩm đất, độ pH đất, độ tàn che tán rừng cùng phối hợp để chi phối độ phong phú cây họ Sao - Dầu. Ngoài ra, độ phong phú cây họ Sao - Dầu còn thay đổi khi trạng thái rừng thay đổi.
MỤC LỤC
Trang chuẩn y: . i
Lý lịch cá nhân . ii Lời cam đoan iii Lời cảm ơn . iv Tóm tắt v Summary vii
Mục lục ix
Danh mục các bảng . xv
Danh mục các hình xx
Những từ viết tắt xxii
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề . 1
1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu . 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu . 3
1.4. Ý nghĩa đề tài . 3
Chương 2. TỔNG QUAN . 4
2.1. Lịch sử nghiên cứu tái sinh, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái và cây họ Sao – Dầu trên thế giới 4
2.1.1. Nghiên cứu tái sinh . 4
2.1.2. Nghiên cứu cây họ Sao – Dầu 7
2.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái 8
2.2. Lịch sử nghiên cứu về tái sinh, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái và cây họ Sao – Dầu ở Việt Nam. 9
2.2.1. Nghiên cứu cấu trúc rừng tái sinh rừng 9
2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đến cây họ Sao – Dầu 10
2.3. Thảo luận . 16
Chương 3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1. Đối tượng và khu vực nghiên cứu . 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 18
3.1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu 18
3.1.2.1. Vị trí địa lý, ranh giới . 18
3.1.2.2. Địa chất, thổ nhưỡng 18
3.1.2.3. Khí hậu, thuỷ văn . 20
3.1.2.4. Thực vật rừng 21
3.2. Nội dung nghiên cứu 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu 22
3.3.1. Cơ sở phương pháp luận 22
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu . 22
3.3.2.1. Thu thập dữ liệu về đặc trưng của các trạng thái rừng . 23
3.3.2.2. Độ bắt gặp loài trong quan hệ với các yếu tố môi trường . 24
3.3.2.3. Số liệu khác . 25
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 25
3.3.3.1. Đặc trưng lâm học của các trạng thái rừng 25
3.3.3.2. Độ bắt gặp loài trong quan hệ với trạng thái rừng . 26
3.3.3.3. Độ bắt gặp loài trong quan hệ với các biến môi trường 27
3.3.3.4. So sánh xác suất bắt gặp loài ở 4 trạng thái rừng . 29
3.3.3.5. Những công cụ xử lý số liệu . 31
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 32
4.1. Đặc điểm chung của các trạng thái rừng IIB, IIIA1, IIIA2, IIIA3 . 32
4.2. Ảnh hưởng của trạng thái rừng đến độ phòng phú . 36
4.3. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến độ phòng phú 40
4.3.1. Ảnh hưởng của độ ẩm đất 40
4.3.1.1. Ảnh hưởng của độ ẩm đất đến dầu song nàng 40
4.3.1.2. Ảnh hưởng của độ ẩm đất đến dầu con rái . 43
4.3.1.3. Ảnh hưởng của độ ẩm đất đến vên vên . 45
4.3.2. Ảnh hưởng của độ pH đất 48
4.3.2.1.Ảnh hưởng của độ pH đất đến dầu song nàng . 48
4.3.2.2.Ảnh hưởng của độ pH đất đến dầu con rái 51
4.3.2.3.Ảnh hưởng của độ pH đất đến vên vên 54
4.3.3. Ảnh hưởng của độ tàn che . 57
4.3.3.1.Ảnh hưởng của độ tàn che đến dầu song nàng 57
4.3.3.2.Ảnh hưởng của độ tàn che đến dầu con rái . 59
4.3.3.3.Ảnh hưởng của độ tàn che đến vên vên . 61
4.3.4. Ảnh hưởng tổng hợp của các biến môi trường 63
4.3.4.1. Ảnh hưởng tổng hợp của các biến môi trường đến DSN . 63
4.3.4.2. Ảnh hưởng tổng hợp của các biến môi trường đến DCR 65
4.3.4.3.Ảnh hưởng tổng hợp của các biến môi trường đến VeV 66
4.4. Ảnh hưởng của yếu tố MT trong các trạng thái rừng khác nhau 68
4.4.1. Ảnh hưởng của độ ẩm đất 68
4.4.1.1. Ảnh hưởng của độ ẩm đất đến dầu song nàng 68
4.4.1.2. Ảnh hưởng của độ ẩm đất đến dầu con rái . 73
4.4.1.2. Ảnh hưởng của độ ẩm đất đến dầu vên vên 77
4.4.2. Ảnh hưởng của độ pH đất 82
4.4.2.1. Ảnh hưởng của độ pH đất đến dầu song nàng 82
4.4.2.2. Ảnh hưởng của độ pH đất đến dầu con rái 86
4.4.2.2. Ảnh hưởng của độ pH đất đến dầu vên vên 90
4.4.3. Ảnh hưởng của độ tàn che . 94
4.4.3.1. Ảnh hưởng của độ tàn che đến dầu song nàng . 94
4.4.3.2. Ảnh hưởng của độ tàn che đến dầu con rái 96
4.4.3.2. Ảnh hưởng của độ tàn che đến dầu vên vên . 98
THẢO LUẬN CHUNG . 100
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105
5.1. Kết luận 105
5.2. Kiến nghị 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay rừng tự nhiên ở nước ta đã bị cạn kiệt mà nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng những phương thức khai thác - tái sinh không phù hợp với những nguyên lý lâm sinh. Vì thế, bên cạnh việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng, một nhiệm vụ quan trọng khác của khoa học lâm sinh là nghiên cứu các phương thức khai thác - tái sinh và nuôi rừng tự nhiên.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, các khu rừng đưa vào khai thác chính luôn có đủ, thậm chí dư thừa lượng cây con với chất lượng tốt, để tạo ra quần thụ mới thay thế quần thụ đưa vào khai thác , , , , , [URL="/#_ftn1"]. Do đó, nghiên cứu các biện pháp giữ lại lớp cây con dưới tán rừng để tạo rừng sau khai thác là việc làm có ý nghĩa hết sức to lớn. Bởi vậy, vấn đề tái sinh rừng tự nhiên trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của lâm sinh học hiện đại.
Rừng cây họ Sao - Dầu (Dipterocarpaceae) ở miền Đông Nam Bộ nói chung và Đồng Nai nói riêng là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và giàu có về các loại gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Nguồn tài nguyên đó có ý nghĩa to lớn về kinh tế, quốc phòng và bảo vệ môi trường sống. Những số liệu thống kê cho thấy, hệ thực vật rừng miền Đông Nam Bộ bao gồm khoảng 900 loài cây gỗ phân bố trong 77 họ , , . Những loài cây gỗ của họ Sao - Dầu đóng vai trò to lớn nhất trong sự hình thành cấu trúc các kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở miền Đông Nam Bộ. Trong những kiểu thảm thực vật này, dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri), dầu rái (Dipterocarpus alatus) và vên vên (Anisoptera cochinchinensis) là những loài cây gỗ lớn, tham gia hình thành những quần xã thực vật rừng có trữ lượng rất cao (300- 400 m3 gỗ/ha) , [ 9], , . Thế nhưng, cùng với sự mất rừng do khai thác và sử dụng rừng không hợp lý, những loài cây này cũng đang có nguy cơ bị tiệt chủng.
Hiện nay một nhiệm vụ cấp thiết đang được đặt ra đối với ngành lâm nghiệp là khôi phục lại vốn rừng, nâng cao năng suất và chất lượng rừng so với tiềm năng vốn có của chúng. Nhưng muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, đòi hỏi phải có những hiểu biết đầy đủ về bản chất các quy luật sống của rừng, trước hết là các quá trình tái sinh, sự hình thành và động thái biến đổi của rừng tương ứng với những điều kiện môi trường tự nhiên khác nhau. Vì lý do đó, việc đi sâu nghiên cứu làm rõ quy luật phát sinh, sinh trưởng và phát triển của cây con; phân tích những ảnh hưởng của các điều kiện môi trường và cấu trúc quần thụ đến động thái tái sinh dưới tán rừng của cây họ Sao - Dầu là một việc làm cần thiết và cấp bách.
Trước đây, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về đặc tính sinh thái của một số loài cây thuộc họ Sao - Dầu ở Đông Nam Bộ (, , , , , , , ), nhưng phạm vi và đối tượng nghiên cứu còn hạn chế. Do đó, việc kế thừa những tài liệu đã có và tiếp tục đi sâu nghiên cứu đặc tính sinh thái tái sinh tự nhiên thông qua những ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến những loài cây thuộc họ Sao - Dầu là việc làm cần thiết. Vì lý do đó, đề tài “Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến cây họ Sao - Dầu trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở Đồng Nai” đã được đặt ra.
1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đề tài là cung cấp cơ sở dữ liệu để phân tích đặc tính sinh thái của một số loài cây thuộc họ Sao - Dầu.
Để đạt được mục đích đặt ra, mục tiêu nghiên cứu là phát triển những mô hình để dự đoán độ phong phú của một số loài cây thuộc họ Sao - Dầu tùy thuộc vào độ tàn che tán rừng, độ ẩm tầng đất mặt, độ pH của tầng đất mặt.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quan hệ giữa độ phong phú của 3 loài cây họ Sao – Dầu gồm: dầu song nàng, dầu rái và vên vên với độ ẩm tầng đất mặt, độ pH tầng đất mặt, độ tàn che tán rừng và trạng thái rừng. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu là kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh cửu - tỉnh Đồng Nai. Từ những kết quả nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp hỗ trợ tái sinh tự nhiên dưới tán rừng của dầu song nàng, dầu rái, vên vên và một số loài cây họ Sao - Dầu khác.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của đề tài đưa lại những ý nghĩa sau đây:
(1) Về lý luận, những kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu để làm rõ đặc tính sinh thái của dầu song nàng, dầu con rái và vên vên trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở Đồng Nai.
(2) Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học cho việc áp dụng những biện pháp tái sinh (tự nhiên và nhân tạo) và nuôi dưỡng dầu song nàng, dầu con rái và vên vên.
[URL="/#_ftnref1"] Số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khả
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 673
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1403
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 747
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 168
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 16