Mã tài liệu: 235919
Số trang: 7
Định dạng: doc
Dung lượng file: 61 Kb
Chuyên mục: Luật
1. Nhằm đạt được mục đích giảm khối lượng, độ độc hại của các chất thải được sản sinh, khuyến khích huỷ bỏ chất thải càng gần nơi sản sinh càng tốt, bảo đảm cho chất thải được quản lý một cách tốt nhất để bảo vệ môi trường, các quốc gia đã ký kết Công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu huỷ chúng (sau đây gọi là Công ước Basel). Việt Nam tham gia Công ước ngày 13/3/1995; Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam ngày 11/6/1995. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có những nỗ lực nhất định để thực thi Công ước Basel nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chất thải đối với sức khoẻ con người và môi trường, đặc biệt là chất thải độc hại nguy hiểm.
Trước đây, từ khi chưa tham gia Công ước Basel (13/3/1995), Việt Nam đã xây dựng những quy định về quản lý chất thải. Các văn bản quan trọng nhất là Luật Bảo vệ môi trường năm 1994 và Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 Hướng đã thi hành Luật Bảo vệ môi trường 1994. Vấn đề quản lý chất thải bao gồm từ giảm thiểu việc sản sinh, thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông thường và chất thải nguy hại không được đề cập một cách đầy đủ trong các văn bản pháp luật này mà mới chỉ dừng lại ở những nghĩa vụ quan trọng nhất là thu gom và xử lý chất thải. Tình trạng này đã gây ra những khó khăn cho công tác quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại. Vấn đề quản lý đối với hoạt động nhập khẩu chất thải cũng đã được quy định nhưng lại xuất hiện sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật. Trong khi Điều 29 khoản 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 1994 quy định: "nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu các chất thải" thì Điều 28 khoản 2 Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 Hướng đã thi hành Luật Bảo vệ môi trường 1994 (NĐ 175/CP) lại quy định:"Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các loại phế liệu, nguyên liệu thứ phẩm được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất". Về bản chất, "nguyên liệu thứ phẩm, phế liệu" cũng là chất thải theo quy định tại Điều 2 khoản 2 Luật Bảo vệ môi trường 1994. Hoạt động nhập khẩu "nguyên liệu thứ phẩm, phế liệu" theo quy định tại Điều 28 khoản 2 NĐ 175/CP là hoạt động nhập khẩu chất thải và do đó vi phạm Điều 29 khoản 6 Luật Bảo vệ môi trường 1994.
Kể từ khi tham gia Công ước Basel, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các nghĩa vụ của mình. Những thành công lớn nhất trong việc thực thi Công ước Basel được thể hiện trong các hoạt động sau:
Thứ nhất: Xây dựng những quy định thích hợp để quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hiểm. Đây là một trong những nghĩa vụ quan trọng nhất của các quốc gia thành viên của Công ước Basel
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 878
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 623
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 16