Tìm tài liệu

Van de xay dung khai niem nhan hieu trong Luat So huu tri tue

Vấn đề xây dựng khái niệm nhãn hiệu trong Luật Sở hữu trí tuệ

Upload bởi: lunamayap

Mã tài liệu: 229518

Số trang: 4

Định dạng: doc

Dung lượng file: 63 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG

[FONT=Times New Roman]Không phải là hàng hoá nhưng nhãn hiệu lại có ý nghĩa rất lớn trong thương mại. Nhãn hiệu là một trong những đối tượng cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Vì vậy, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia luôn coi trọng việc bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, khái niệm nhãn hiệu vẫn chưa được hiểu thống nhất ở các quốc gia. Bài viết đề cập đến khái niệm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật của Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật của Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ - hai vùng lãnh thổ có truyền thống pháp luật lâu đời về nhãn hiệu, từ đó đề xuất đưa ra khái niệm nhãn hiệu cho Luật SHTT Việt Nam.

[FONT=Times New Roman]Cho đến nay đã có khá nhiều các điều ước quốc tế song phương và đa phương điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu1. Trong số này, có thể kể một số điều ước quốc tế có nhiều thành viên tham gia như Công ước Paris 1883, Hệ thống Madrid, Hiệp định TRIPs. Tuy Công ước Paris, Hệ thống Madrid chưa đưa ra khái niệm nhãn hiệu nhưng đã quy định các điều khoản liên quan đến việc bảo hộ các đối tượng sỡ hữu công nghiệp (Công ước Paris) hoặc thiết lập hệ thống quốc tế về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (Hệ thống Madrid). Riêng TRIPs đã có quy định về khái niệm nhãn hiệu. Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định như sau:

[FONT=Times New Roman]Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình học và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ký làm nhãn hiệu.

[FONT=Times New Roman]Khái niệm này chỉ ra một số đặc điểm của nhãn hiệu. Thứ nhất, đó phải là một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu. Các dấu hiệu đó có thể là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình học và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó. Thứ hai, các dấu hiệu đó có thể là dấu hiệu nhìn thấy được, cũng có thể là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Thứ ba, các dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp khác.

[FONT=Times New Roman]Có thể nói, đây là một khái niệm mang tính khái quát và mềm dẻo trong pháp luật quốc tế. Còn các quốc gia, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mình mà đưa ra khái niệm nhãn hiệu phù hợp.

[FONT=Times New Roman]Việt Nam là một thành viên của nhiều thoả thuận quốc tế về nhãn hiệu bao gồm Công ước Pari và Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế (Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid), Hiệp định TRIPs. Trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, thậm chí bởi rất nhiều các quyết định của Cục SHTT. Luật SHTT năm 20052 là một đạo luật chuyên ngành đầu tiên của Việt Nam về SHTT trên cơ sở pháp điển hoá các quy định của pháp luật về SHTT đã được ban hành từ trước. Luật SHTT của Việt Nam không có điều khoản cụ thể nào về định nghĩa nhãn hiệu mà khái niệm nhãn hiệu được quy định trong phần giải thích từ ngữ. Theo đó, “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” (Điều 4 khoản 16). Tuy nhiên, không phải bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt cũng có thể trở thành nhãn hiệu vì điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ được quy định tại Điều 72 Luật SHTT như sau:

[FONT=Times New Roman]Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

[FONT=Times New Roman]1- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

[FONT=Times New Roman]2- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

[FONT=Times New Roman] Như vậy, một nhãn hiệu có thể được bảo hộ nếu đáp ứng được hai điều kiện. Thứ nhất, dấu hiệu phải “nhìn thấy được”. Quy định này hẹp hơn quy định của TRIPs “bất kỳ dấu hiệu nào”. Điều này có nghĩa rằng, các dấu hiệu như âm thanh, mùi vị không thể được đăng ký là nhãn hiệu theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam. Thứ hai, “khả năng phân biệt” là điều kiện bắt buộc của nhãn hiệu. Đây cũng là chức năng chính của nhãn hiệu. Đặc điểm này là đặc điểm chung của nhãn hiệu và do đó, nó giống với các điều ước quốc tế cũng như luật về nhãn hiệu của các nước trên thế giới.

[FONT=Times New Roman]

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Vấn đề xây dựng khái niệm nhãn hiệu trong Luật Sở hữu trí tuệ
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Vấn đề xây dựng khái niệm nhãn hiệu trong Luật Sở hữu trí tuệ
  • Vấn đề xây dựng khái niệm nhãn hiệu trong Luật Sở hữu trí tuệ
  • Vấn đề xây dựng khái niệm nhãn hiệu trong Luật Sở hữu trí tuệ
  • Vấn đề xây dựng khái niệm nhãn hiệu trong Luật Sở hữu trí tuệ

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật sở ...

Upload: caovo1

📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 858
Lượt tải: 21

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy ...

Upload: thaophuong83tb

📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 651
Lượt tải: 23

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một chế định ...

Upload: trandangkhoas

📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 598
Lượt tải: 16

Quyền tác giả và quyền liên quan trong Luật ...

Upload: dautustock

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 512
Lượt tải: 25

Tổng quan về luật sở hữu trí tuệ 2005

Upload: thuyxink210

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 485
Lượt tải: 19

Trình bày khái quát các quy định pháp luật ...

Upload: daotaotuonglai

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 500
Lượt tải: 16

Học kỳ sở hữu trí tuệ đề bài tình huống

Upload: phanbuiloi

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 1746
Lượt tải: 52

Thương mại điện tử trong sở hữu trí tuệ

Upload: anhpq82

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 543
Lượt tải: 19

Bài tập cá nhân môn sở hữu trí tuệ đề số 10

Upload: hoanglangtu125

📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 2172
Lượt tải: 58

Bảo hộ tri thức truyền thống theo luật sở ...

Upload: ktstock79

📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 1341
Lượt tải: 29

Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí ...

Upload: lehuong81

📎 Số trang: 188
👁 Lượt xem: 683
Lượt tải: 18

Bài tập học kỳ SHTT Trình bày khái quát các ...

Upload: huyashico

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 459
Lượt tải: 20

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Vấn đề xây dựng khái niệm nhãn hiệu trong ...

Upload: lunamayap

📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 581
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Luật
Vấn đề xây dựng khái niệm nhãn hiệu trong Luật Sở hữu trí tuệ [FONT=Times New Roman]NỘI DUNG [FONT=Times New Roman] Không phải là hàng hoá nhưng nhãn hiệu lại có ý nghĩa rất lớn trong thương mại. Nhãn hiệu là một trong những đối tượng cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Vì vậy, pháp luật quốc tế và pháp doc Đăng bởi
5 stars - 229518 reviews
Thông tin tài liệu 4 trang Đăng bởi: lunamayap - 13/06/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 13/06/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Vấn đề xây dựng khái niệm nhãn hiệu trong Luật Sở hữu trí tuệ