Mã tài liệu: 254539
Số trang: 58
Định dạng: doc
Dung lượng file: 2,787 Kb
Chuyên mục: Luật
Ở Việt Nam, các hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20. Đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về sở hữu trí tuệ theo đánh giá chung của quốc tế, trong đó trụ cột là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước sự bùng nổ của đa dạng các loại hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu luôn đi liền với sản phẩm và có vai trò, chức năng rất quan trọng không chỉ trong sản xuất kinh doanh mà cả trong đời sống xã hội. Với tư cách là một dấu hiệu chỉ ra doanh nghiệp đã cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đó ra thị trường, nhãn hiệu không chỉ giúp người tiêu dùng nhận ra một sản phẩm trong nhiều sản phẩm cùng loại mà còn thể hiện được uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm chung của các doanh nghiệp Việt Nam là hiểu biết về vấn đề sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng chưa được đầy đủ, dẫn đến việc các doanh nghiệp của chúng ta thường gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh thương mại, nhất là ở thị trường nước ngoài.
Bảo hộ nhãn hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng bá, lưu thông, bảo vệ và phát triển các sản phẩm của mình trên thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời cũng bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bảo hộ hiệu quả đối với nhãn hiệu góp phần khuyến khích đầu tư và tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong hoạt động của mình. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, bảo hộ nhãn hiệu góp phần thúc đẩy quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bảo hộ nhãn hiệu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cho phép chống lại việc sản xuất và buôn bán hàng giả, tránh cho người tiêu dùng không bị lừa dối.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, số đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ ngày càng tăng lên đáng kể, điều đó chứng tỏ sự nhận thức về giá trị, vai trò của nhãn hiệu trong xã hội đã thay đổi. Tuy nhiên, để xây dựng được một nhãn hiệu đáp ứng được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng được những quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu lại không phải dễ dàng. Việc bảo hộ một nhãn hiệu có thành công hay không trước hết nhãn hiệu đó phải đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Trong quá trình xây dựng nhãn hiệu, các doanh nghiệp đã gặp phải không ít những khó khăn khi áp dụng những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ.
Trước tình hình thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” với mong muốn có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về nhãn hiệu, đặc biệt là các quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, qua đó mong góp một phần nhỏ bé trong việc làm rõ những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, nhận thức về những quy định đó thêm đầy đủ và đúng đắn, góp phần giải quyết được những vấn đề của thực tiễn.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 5
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÃN HIỆU 5
1.1. Khái niệm nhãn hiệu. 5
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPs. 5
1.1.2. Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Liên minh Châu Âu. 7
1.1.3. Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ. 9
1.1.4. Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam 11
1.2. Các loại nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam 16
1.2.1. Nhãn hiệu hàng hóa (trademarks) 16
1.2.2. Nhãn hiệu dịch vụ (Service marks) 17
1.2.3. Nhãn hiệu tập thể (Collective marks) 18
1.2.4. Nhãn hiệu chứng nhận (Certification marks) 19
1.2.5. Nhãn hiệu liên kết 20
1.2.6. Nhãn hiệu nổi tiếng. 21
1.3. Phân biệt nhãn hiệu với một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác. 23
1.3.1. Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại (Trade names) 23
1.3.2. Phân biệt nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (Geographical Indications) 24
1.3.3. Phân biệt nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp (Industrical Designs) 25
CHƯƠNG II 29
ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM . 29
2.1. Điều kiện thứ nhất: Là dấu hiệu nhìn thấy được. 29
2.1.1. Dấu hiệu là chữ cái, chữ số. 30
2.1.2. Dấu hiệu từ ngữ. 31
2.1.3. Dấu hiệu hình vẽ. 32
2.1.4. Dấu hiệu hình ảnh, hình ảnh ba chiều. 33
2.1.5. Dấu hiệu kết hợp cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. 35
2.2. Điều kiện thứ hai: Khả năng phân biệt của nhãn hiệu. 37
2.2.1. Nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt 39
2.2.2. Nhãn hiệu phải không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác. 45
CHƯƠNG III 51
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ 51
ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU 51
KẾT LUẬN 5
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 858
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 188
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 1341
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 23