Mã tài liệu: 252759
Số trang: 14
Định dạng: doc
Dung lượng file: 77 Kb
Chuyên mục: Luật
Đặt vấn đề :
Nhu cầu về cấy, ghép mô, tạng ở nước ta ngày càng lớn nên pháp luật đã điều chỉnh nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc cấy, ghép mô, tạng và tăng nguồn hiến mô, tạng trong nhân dân. Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh về việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người mà tiêu biểu là Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006, trong đó có quy định cụ thể về điều kiện hiến xác; bộ phận cơ thể khi còn sống cũng như điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết.Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện việc hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể cho thấy pháp luật về vấn đề này còn khá nhiều điểm bất cập, đặc biệt là trong các quy định về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết có cân nhắc, tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài là một nhu cầu cấp thiết.
Nội dung :
I . Ba vụ việc có thật liên quan đến việc hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết
A. Tình huống 1
Ngày 29/11/2006 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và ngày 12/12/2006, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Luật số 20/2006/L-CTN, theo đó Luật này được xây dựng trên quan điểm chỉ đạo như sau:
(1) Tôn trọng sự tự nguyện của người hiến, người được ghép mô, bộ phận cơ thể người;
(2) Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học;
(3) Không nhằm mục đích thương mại;
(4) Giữ bí mật về thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
(5) Phù hợp với hiến pháp, Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005 và điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam
Tuy nhiên, Luật vẫn chưa đề cập đến vấn đề tử tù tự nguyện hiến bộ phận cơ thể, xác nhằm phục vụ lợi ích cho chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. Vì thế rất khó khăn cho các cơ sở y tế có thể nhận xác trong trường hợp người có án tử hình muốn hiến xác cho y học.
Trên thế giới có một số nước đã quy định về tử tù hiến xác, ví dụ như ở Trung Quốc, từ năm 1984 đã có quy định xác của tử tù sẽ được sử dụng trong trường hợp không có người nhận xác hoặc gia đình tử tù chấp thuận cho hiến xác.
Vừa qua, tháng 9/2009 cán bộ trại giam Công an Quảng Ninh đã nhận được một lá đơn xin thi hành án và hiến xác cho khoa học của một tử tù. Đó là Nguyễn Văn Hải sinh năm 1979 phạm tội giết người và cướp tài sản, bị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP Hà Nội tuyên án tử hình.
Vì trên thực tế chưa có điều luật nào quy định về vấn đề tử tù tự nguyện xin hiến xác nên điều này thực sự đã làm cho những người quản lý trại giam rất bối rối trước khi phê vào lá đơn đặc biệt này để gửi lên Tòa án nhân dân tối cao. Từ đó có rất nhiều vấn đề pháp lý được đặt ra.
Như vậy, vụ án Nguyễn Văn Hải thuộc quan hệ Hình sự. Tuy nhiên, xung quanh việc giải quyết nguyện vọng hiến xác của tử tù này lại thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Dân sự. Quyền hiến xác là một quyền nhâ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1121
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 5263
⬇ Lượt tải: 30
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 16