Tìm tài liệu

Tu duy phat trien va van de thuc thi Luat Canh tranh tai Viet Nam

Tư duy phát triển và vấn đề thực thi Luật Cạnh tranh tại Việt Nam

Upload bởi: ducthuan_hut

Mã tài liệu: 229502

Số trang: 7

Định dạng: doc

Dung lượng file: 83 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

NỘI DUNG

[FONT=Times New Roman]1. Đặt vấn đề

[FONT=Times New Roman]Luật Cạnh tranh có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2005. Sau gần năm năm thực thi, mới có một vụ việc hạn chế cạnh tranh và 40 vụ việc cạnh tranh không lành mạnh được xử lý theo quy định của Luật. Mặc dù không phản ánh hết những công việc cơ quan thực thi Luật đã triển khai, nhưng những con số trên buộc những ai quan tâm đến Luật Cạnh tranh phải đặt câu hỏi về sức sống của đạo luật quan trọng này tại Việt Nam.

[FONT=Times New Roman]Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu cố gắng trả lời câu hỏi trên. Các nguyên nhân thường được đề cập là: các nguồn lực thực thi Luật còn hạn chế; trình độ nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân nói chung về các quy định trong Luật Cạnh tranh chưa cao; bản thân Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho việc giải thích và áp dụng trên thực tế.

[FONT=Times New Roman]Một lý do khác rất đáng chú ý mà các nghiên cứu đã chỉ ra là văn hoá pháp lý và văn hóa cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. “Người Việt Nam dường như chưa nhận thấy sức mạnh và nguồn lợi to lớn của cạnh tranh, và vì thế chưa yêu mến, chưa chủ động tạo ra và chưa quyết tâm bảo vệ lấy cạnh tranh. Trong một xã hội đóng kín, thì dấu ấn của “chủ nghĩa giáo điều trong trí thức, chủ nghĩa quan liêu trong giới cầm quyền và chủ nghĩa bình quân trong nhân dân lao động” là nặng nề1. Giáo điều, quan liêu hay bình quân chủ nghĩa đều chưa quen với cạnh tranh trong kinh doanh, bởi cạnh tranh làm cho cuộc sống bị thách thức, bị đảo lộn bởi đủ loại đối thủ vào bất cứ lúc nào; một cuộc sống căng thẳng như vậy chẳng dễ chịu chút nào. Thành ra, làm thương nhân ai cũng cố né tránh cạnh tranh, nếu có điều kiện. Chỉ có điều, nếu điều ấy tiếp diễn, thì toàn bộ nền kinh tế quốc gia và người tiêu dùng nước ta không được lợi”2.

[FONT=Times New Roman]Văn hóa là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành tư duy và đến lượt nó chi phối hành động của các chủ thể. Thay đổi văn hóa và tư duy là vấn đề lâu dài nhưng lại là vấn đề căn bản có tính quyết định đến những thay đổi khác trong xã hội. Những nhận định về văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam nói trên cho thấy, xây dựng văn hóa cạnh tranh cần đặt ra như một nhiệm vụ hàng đầu và lâu dài trong quá trình đưa Luật Cạnh tranh vào cuộc sống.

[FONT=Times New Roman]Tuy nhiên, những nhận định nói trên mới chỉ đề cập đến văn hóa và lối tư duy của doanh nghiệp. Vì tầm ảnh hưởng mang tính quyết định của các nhà hoạch định chính sách và quản lý trong việc đưa một đạo luật vào cuộc sống ở Việt Nam, chúng tôi sẽ cố gắng xem xét cách tư duy phổ biến hiện nay của nhóm người này và đặt câu hỏi, liệu cách tư duy đó có tương thích với những đòi hỏi mang tính nguyên tắc cơ bản của Luật Cạnh tranh hay không?

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]2. Tư duy phát triển - một điểm mấu chốt cần khai thông3

[FONT=Times New Roman]2.1 Kinh tế nhà nước hay kinh tế tư nhân

[FONT=Times New Roman]Trong nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây, Nhà nước là lực lượng chủ yếu trong tổ chức và quản lý các hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nhà nước lập ra hệ thống các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trên hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế. Những khó khăn rồi khủng hoảng kinh tế vào những năm cuối 1970 và đầu 1980 đã dần thay đổi lối tư duy kế hoạch hóa. Đảng và Nhà nước đã nhận ra rằng cần phải chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Nền kinh tế thị trường của Việt Nam được xác định theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước. Để đảm bảo định hướng này, Đảng và Nhà nước đã xác định kinh tế nhà nước (KTNN) giữ vai trò chủ đạo. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX năm 2001 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN khẳng định quan điểm chỉ đạo: “KTNN có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. DNNN (gồm DNNN giữ 100% vốn và DNNN giữ cổ phần chi phối) phải không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để KTNN thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế”

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Tư duy phát triển và vấn đề thực thi Luật Cạnh tranh tại Việt Nam
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Tư duy phát triển và vấn đề thực thi Luật Cạnh tranh tại Việt Nam
  • Tư duy phát triển và vấn đề thực thi Luật Cạnh tranh tại Việt Nam
  • Tư duy phát triển và vấn đề thực thi Luật Cạnh tranh tại Việt Nam
  • Tư duy phát triển và vấn đề thực thi Luật Cạnh tranh tại Việt Nam
  • Tư duy phát triển và vấn đề thực thi Luật Cạnh tranh tại Việt Nam
  • Tư duy phát triển và vấn đề thực thi Luật Cạnh tranh tại Việt Nam
  • Tư duy phát triển và vấn đề thực thi Luật Cạnh tranh tại Việt Nam

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Các vấn đề cơ bản về cạnh tranh và pháp luật ...

Upload: tinyturtle08

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 422
Lượt tải: 18

Bài tập luật cạnh tranh pháp luật Việt Nam ...

Upload: haihoa79

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 611
Lượt tải: 20

Một số vấn đề pháp lý về hoạt động nhượng ...

Upload: tuyet_enxuan

📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 449
Lượt tải: 16

Hành vi định giá hủy diệt và ứng dụng trong ...

Upload: Rolls_Royce

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 501
Lượt tải: 18

Pháp luật về thừa kế của Việt Nam Những vấn ...

Upload: poongsan1

📎 Số trang: 178
👁 Lượt xem: 426
Lượt tải: 20

Học kỳ cạnh tranh Pháp luật Việt nam về chỉ ...

Upload: pama_2113

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1225
Lượt tải: 22

NCKH Cơ sở pháp lý kiểm soát tập trung kinh ...

Upload: xuanbtt

📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 438
Lượt tải: 16

Cơ sở pháp lý kiểm soát tập trung kinh tế ...

Upload: thuthao

📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 486
Lượt tải: 17

Đề 17 Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh ...

Upload: minhmail84

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 473
Lượt tải: 18

Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh, nhu ...

Upload: ff44vn06

📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 688
Lượt tải: 17

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa ...

Upload: haihienmm

📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 617
Lượt tải: 19

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 ...

Upload: khoipeter

📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 478
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Tư duy phát triển và vấn đề thực thi Luật ...

Upload: ducthuan_hut

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 375
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Luật
Tư duy phát triển và vấn đề thực thi Luật Cạnh tranh tại Việt Nam NỘI DUNG [FONT=Times New Roman] 1. Đặt vấn đề [FONT=Times New Roman]Luật Cạnh tranh có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2005. Sau gần năm năm thực thi, mới có một vụ việc hạn chế cạnh tranh và 40 vụ việc cạnh tranh không lành mạnh được xử lý theo quy định doc Đăng bởi
5 stars - 229502 reviews
Thông tin tài liệu 7 trang Đăng bởi: ducthuan_hut - 12/10/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 12/10/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Tư duy phát triển và vấn đề thực thi Luật Cạnh tranh tại Việt Nam