Mã tài liệu: 250174
Số trang: 11
Định dạng: docx
Dung lượng file: 27 Kb
Chuyên mục: Luật
Đề 17: Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004 và thực tiễn áp dụng
Luật cạnh tranh 2004 với những quy định mới và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó, điển hình là chế định về hạn chế cạnh tranh. Sau đây, bài viết sẽ đề cập đến những căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng nhằm làm rõ hơn vấn đề này.
I. Căn cứ xác định những hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004.
1. Căn cứ xác định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ( TTHCCT)
Để loại bỏ sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường có xu hướng “bắt tay nhau” bằng hình thức thỏa thuận. Thông qua thỏa thuận, các doanh nghiệp tham gia có thể tiêu diệt sự cạnh tranh giữa chúng và trong nhiều trường hợp thỏa thuận còn tạo nên sức mạnh để các bên tham gia có thể hoạt động khống chế và lũng đoạn thị trường. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một trong những thủ đoạn bóp méo và thủ tiêu cạnh tranh.
Hiểu một cách khái quát thì TTHCCT là sự thông đồng của một số chủ thể kinh doanh có lợi trên thị trường nhất định mà nội dung của những thỏa thuận này nhằm vào việc duy trì và nâng cao hơn nữa vị thế của các thành viên thỏa thuận, đồng thời hạn chế cạnh tranh của đối thủ khác.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh luôn có sự tham gia của ít nhất hai bên, mỗi bên đều có tư cách pháp lý độc lập. Bên cạnh đó, chủ thể TTHCCT diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau. Để có thể xác định dấu hiệu này, phải chứng minh được những điểm sau:
- Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trên cùng một thị trường liên quan;
- Các doanh nghiệp phải hoạt động độc lập với nhau, không phải những người liên quan của nhau theo pháp luật doanh nghiệp; không cùng trong một tập đoàn kinh doanh, không cùng là thành viên của tổng công ty. Những hành động thống nhất của tổng công ty, của một tập đoàn kinh tế hoặc của công ty mẹ công ty con không được pháp luật cnhj tranh coi là thỏa thuận bởi các tập đoàn kinh tế nói trên cho dù bao gồm nhiều thành viên cũng chỉ là một chủ thể thống nhất.
Nội dung thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường tập trung vào các yếu tố cơ bản của quan hệ thị trường mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau như giá, thị trường, trình độ kĩ thuật, công nghệ, điều kiện ký hợp đồng và nội dung hợp đồng. Đó là sự ghi nhận sự thống nhất ý chí của các bên nhằm thực hiện cùng một hành vi hạn chế cạnh tranh. Việc thực hiện hay chưa thực hiện không quan trọng trong việc định danh TTHCCT. Do vậy, chỉ cần có được bằng chứng về sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp cùng nhau thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh là có thể kết luận về sự tồn tại của hành vi TTHCCT.
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được thể hiện dưới hình thức hợp đồng, cũng có khi được thể hiện dưới hình thức các thiết chế, quy chế nghề nghiệp, nội quy của hiệp hội ngành nghề hay nghiệp đoàn, cũng có thể là các thỏa thuận ngầm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 894
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 633
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 18