Mã tài liệu: 256065
Số trang: 55
Định dạng: doc
Dung lượng file: 383 Kb
Chuyên mục: Luật
LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay, Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại được các thương nhân sử dụng một cách phổ biến. Đã xuất hiện trên thế giới từ lâu, nhưng tại Việt Nam, các chủ thể kinh doanh chỉ biết đến phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại từ những năm 1960. Trong suốt hơn 40 năm tồn tại, các tổ chức trọng tài thương mại Việt Nam cũng như phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài dần trưởng thành theo sự chuyển đổi, phát triển của đất nước.
Từ những năm 1990, Việt Nam phát triển kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội giao dịch thương mại với các đối tác nước ngoài nên đã làm quen và sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhiều hơn trước. Nhưng các doanh nghiệp vẫn còn e ngại khi chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp thuộc lĩnh vực thương mại, một mặt do hiểu biết hạn chế, mặt khác do hệ thống pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam còn nhiều bất cập. Mặc dù vậy, với tốc độ phát triển như hiện nay của kinh tế thị trường, giới luật gia quốc tế và trong nước đều cho rằng giải quyết tranh chấp thương mại qua Trọng tài thương mại là một phương thức có nhiều ưu điểm, ngày càng ưa chuộng và phát triển. Cũng vì vậy mà hoàn thiện hành lang pháp lý về trọng tài thương mại đang được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu trong nỗ lực tạo điều kiện để phát triển trọng tài thương mại nói riêng và hỗ trợ có hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại nói chung ở nước ta.
Thỏa thuận trọng tài là yếu tố cơ bản cần thiết, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hoạt động trọng tài kể từ lúc khởi đầu trọng tài cho đến khi công nhận và thi hành phán quyết trọng tài. Hiệu quả của hoạt động tố tụng trọng tài phụ thuộc một phần không nhỏ vào thỏa thuận trọng tài. Sự cần thiết hoàn thiện các chế định pháp lý về thỏa thuận trọng tài do đó cũng là một yêu cầu tất yếu và là hạt nhân quan trọng trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý về Trọng tài thương mại.
Thực tiễn pháp luật và áp dụng pháp luật về Trọng tài thương mại ở Việt Nam cho thấy, nhiều doanh nghiệp còn chưa đánh giá đúng vai trò của thỏa thuận trọng tài nên trong quá trình soạn thảo, ký kết thỏa thuận trọng tài còn nhiều thiếu sót dẫn đến những tranh chấp không đáng có về thỏa thuận trọng tài. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành về thỏa thuận trọng tài còn có nhiều hạn chế, bất cập nên đã gây nhiều cản trở cho hoạt động đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài thương mại và làm giảm tính hấp dẫn của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Đây cũng chính là lý tôi lựa chọn đề tài “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI 3
1.1 Khái quát chung về trọng tài thương mại 3
1.1.1. Khái niệm trọng tài thương mại 3
1.1.2 Ưu điểm và hạn chế của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại 8
1.2 Khái quát chung về thoả thuận trọng tài thương mại 10
1.2.1. Khái niệm , đặc điểm của thỏa thuận trọng tài 10
1.2.1. Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại 15
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỎA THUẬN TRỌNG TÀI TRÊN THỰC TẾ Ở VIỆT NAM 17
2.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài 17
2.1.1. Hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài 17
2.1.2. Những quy định cụ thể liên quan đến thỏa thuận trọng tài thương mại 18
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam 31
2.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam thông qua một số vụ việc điển hình. 31
2.2.2. Một số đánh giá và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng các quy định của thỏa thuận trọng tài 35
CHƯƠNG III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM 41
3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về thoả thuận trọng tài ở Việt Nam 41
3.1.1. Về định nghĩa thỏa thuận trọng tài 41
3.1.2. Về hình thức của thoả thuận trọng tài 41
3.1.3. Về quan hệ giữa hiệu lực của điều khoản trọng tài với hiệu lực của hợp đồng liên quan 43
3.1.4. Về thỏa thuận trọng tài vô hiệu do không xác định rõ tên tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết 44
3.1.5. Về nguyên tắc “thẩm quyền của thẩm quyền”. 44
3.1.6. Về thỏa thuận trọng tài không thực hiện hoặc không thể thực hiện được. 45
3.1.7. Về luật điều chỉnh đối với thỏa thuận trọng tài 46
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thỏa thuận trọng tài trong thực tiễn ở Việt Nam 47
3.2.1. Thỏa thuận trọng tài đơn giản và chính xác. 47
3.2.2. Lựa chọn hình thức trọng tài phù hợp. 47
3.2.3. Lựa chọn Địa điểm tiến hành trọng tài 48
3.2.4. Lựa chọn Luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp. 48
3.2.5. Sử dụng ngôn ngữ trọng tài 49
3.2.6. Sử dụng các điều khoản trọng tài mẫu. 50
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 784
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 823
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 19