Mã tài liệu: 229467
Số trang: 6
Định dạng: doc
Dung lượng file: 81 Kb
Chuyên mục: Luật
NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh bảo hiểm được điều chỉnh bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm (Luật KDBH) có hiệu lực từ ngày 1/4/2001. Trong thời gian qua, Luật KDBH đã điều chỉnh tương đối toàn diện các vấn đề pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm các nội dung chủ yếu: địa vị pháp lý của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH); hợp đồng bảo hiểm; đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bảo hiểm v.v Với phạm vi điều chỉnh rộng, Luật KDBH đã góp phần phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam và là công cụ quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh đặc thù này.
[FONT=Times New Roman]Tuy nhiên, Luật KDBH cũng đã bộc lộ những bất cập làm giảm sút hiệu quả điều chỉnh pháp luật.
[FONT=Times New Roman]1. Bất hợp lý trong cấu trúc văn bản luật
[FONT=Times New Roman]Cấu trúc văn bản Luật KDBH hiện hành có nhiều điểm không hợp lý, cần phải được cơ cấu lại nhằm đảm bảo hiệu quả điều chỉnh pháp luật với tư cách là văn bản luật chuyên ngành.
[FONT=Times New Roman]Thứ nhất, Luật KDBH hiện hành quy định về hợp đồng bảo hiểm tại Chương II, còn những vấn đề pháp lý cơ bản điều chỉnh DNBH được quy định tại Chương III. Thiết nghĩ, việc sắp xếp như vậy là không phù hợp, vì: a) Luật KDBH cần phải coi trọng những nội dung điều chỉnh về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, mà chủ thể kinh doanh chủ yếu là DNBH, nên sau Chương I quy định về những vấn đề chung, thì Chương II phải nên quy định về DNBH và một số chủ thể kinh doanh khác; b) cách giải thích hợp logic là phải có doanh nghiệp thì mới có sản phẩm bảo hiểm, nên sau chế định về DNBH mới nên quy định về sản phẩm bảo hiểm (được thể hiện qua hợp đồng bảo hiểm).
[FONT=Times New Roman]Thứ hai, nên xác định nội dung điều chỉnh của Chương Hợp đồng bảo hiểm là điều chỉnh về các loại hình bảo hiểm (các sản phẩm bảo hiểm) để không trùng lắp với những quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) về hợp đồng bảo hiểm và phù hợp với tinh thần của Luật KDBH là điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm với đối tượng của hoạt động kinh doanh này là các sản phẩm bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ. Do đó, chương về Hợp đồng bảo hiểm nên đặt tên thành Các sản phẩm bảo hiểm.
[FONT=Times New Roman]Thứ ba, mục Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nên để thành một bộ phận của Chương về Hợp đồng bảo hiểm, vì đây là việc DNBH nhận chuyển giao thay thế DNBH chuyển giao để trở thành bên bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm. Do vậy, mặc dù có những quy định đặc thù nhưng thực chất, đây là việc sửa đổi hợp đồng bảo hiểm.
[FONT=Times New Roman]Thứ tư, nên nhập các quy định về doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm vào phần quy định về DNBH để thành một Chương có tên gọi là Các chủ thể kinh doanh bảo hiểm. Thiết nghĩ, đại lý bảo hiểm nhân danh DNBH để thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nên phải là một phần trong quy định về DNBH. Bên cạnh đó, hoạt động môi giới bảo hiểm phải được coi là một nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm vì đây là một dịch vụ hết sức quan trọng đối với thị trường bảo hiểm (tương tự như nghiệp vụ môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 952
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 1238
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 730
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 2176
⬇ Lượt tải: 88
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 18