Mã tài liệu: 96450
Số trang: 14
Định dạng: docx
Dung lượng file: 29 Kb
Chuyên mục: Luật
Từ tháng 8 năm 1996, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tiên của Việt Nam đã đi vào hoạt động. Đặc trưng của hoạt động bảo hiểm nhân thọ là vừa mang tính chất tiết kiệm vừa mang tính chất phòng ngừa rủi ro. Với sự phát triển ổn định của nền kinh tế, thu nhập của người dân ngày càng tăng thì hoạt động này càng có điều kiện phát triển và trở thành một trong những kênh huy động vốn quan trọng đầu tư trở lại cho nền kinh tế. Không chỉ là kênh huy động vốn, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã thu hút, tạo việc làm mới cho trên 100.000 lao động có thu nhập ổn định, hàng loạt sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và các chương trình tài chính rất đa dạng đã được các công ty bảo hiểm nhân thọ cung cấp cho thị trường, đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn chi nhiều tỷ đồng cho hoạt động từ thiện, tài trợ cho các hoạt động văn hóa, thể thao, khuyến học...
Để phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, ngay từ khi ban hành Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993, Nhà nước ta đã xác lập tính đa dạng của các hình thức doanh nghiệp bảo hiểm bằng việc có những quy định làm tiền đề cho sự ra đời của các công ty bảo hiểm nhân thọ sau này. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã mang lại những lợi ích rất to lớn cho sự phát triển nền kinh tế - xã hội và lợi ích của người tham gia bảo hiểm. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Quá trình này tất yếu buộc nước ta phải mở rộng cửa thị trường để có thêm các công ty bảo hiểm nước ngoài vào Việt Nam. Vì vậy, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nhân thọ cần phải được kiểm soát hết sức chặt chẽ và phải được điều chỉnh bằng luật pháp, để hoạt động này phát triển lành mạnh phục vụ cho công cuộc phát triển và xây dựng đất nước.
Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về bảo hiểm nhân thọ.
Chương 2: Pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
Chương 3: Một số nhận xét chung và kiến nghị.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 2176
⬇ Lượt tải: 88
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 59
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 16