Mã tài liệu: 254880
Số trang: 123
Định dạng: doc
Dung lượng file: 327 Kb
Chuyên mục: Luật
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động phát hiện, điều tra làm rõ những vụ việc phạm tội xảy ra có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình tiến hành cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong tình hình hiện nay khi mà tội phạm ở nước ta còn diển biến phức tạp đối với cuộc sống con người và xã hội thì vấn đề điều tra phát hiện tội phạm càng là một vấn đề tất yếu, là yêu cầu đòi hỏi cấp bách của Nhà nước và xã hội.
Trong những năm qua, công tác điều tra tội phạm của lực lượng CSND cả nước cũng như ở tỉnh Bình Dương có những tiến bộ vượt bậc. Riêng ở Công an Bình Dương đã ổn định một bước về tổ chức, tăng nhiều biên chế, nâng cao trình độ nghiệp vụ điều tra, từ đó đã tăng tỷ lệ khám phá án từ 54% các năm trước đến nay đạt được trên 65%, đã khám phá nhiều vụ án phức tạp, nguy hiểm xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương, góp phần giữ vững ổn định ANTT, ngăn chặn một bước hoạt động của tội phạm trên địa bàn này.
Tuy nhiên, kiểm điểm, xem xét một cách nghiêm túc có thể nhận thấy trong hoạt động điều tra tội phạm của lực lượng Công an tỉnh Bình Dương còn những tồn tại cần phải tiếp tục chấn chỉnh sửa chữa như: Tỷ lệ khám phá án có loại chất lượng chưa cao, nhất là loại giết người chưa rõ thủ phạm tiến độ điều tra còn chậm; loại tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra nhiều nhưng tỷ lệ khám phá rất thấp , còn có những sai sót trong quá trình điều tra như bắt khám xét sai, oan, để lọt tội phạm lý do của tình hình trên là hoạt động điều tra của Công an tỉnh Bình Dương còn tồn tại một số nguyên nhân sau:
- Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường làm cho tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có chiều hướng tăng cao, nhất là các tội phạm do nguyên nhân xã hội. Đặc biệt xuất hiện loại tội phạm có yếu tố người nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức
- Lực lượng điều tra của Công an tỉnh Bình Dương còn thiếu về quân số chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường và mặt trái của nó. Mặt khác, đội ngũ cán bộ, chiến sỹ trình độ nghiệp vụ không đồng đều, còn yếu về trình độ và thiếu kinh nghiệm trong công tác điều tra, phát hiện tội phạm.
- Công tác tổ chức hoạt động điều tra còn nhiều bất cập như: việc phối hợp của các lực luợng điều tra cấp tỉnh và cấp huyện , thị trong công tác phát hiện, điều tra tội phạm, việc bố trí lực lượng ở các tổ, đội còn chưa phù hợp với sở trường, năng lực của cán bộ, chiến sỹ Công tác lãnh đạo chỉ huy trong điều tra còn chưa sâu sát
Đặc biệt trong tổ chức hoạt động điều tra có khâu tiếp nhận, xử lý tố giác và tin báo về tội phạm thì ở tỉnh Bình Dương tổ chức chưa tốt, chưa kịp thời và chưa có một qui trình thống nhất . Vì vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của hoạt động điều tra vụ án hoặc của Cơ quan điều tra.
Từ thực tế đó, Ban Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương chỉ đạo các lực lượng CSND, ANND nghiên cứu tổng kết rút kinh nghiệm các mặt công tác tiếp nhận, xử lý tố giác và tin báo về tội phạm nhằm khắc phục những sơ hở trong hoạt động này.
Để đáp ứng yêu cầu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức tiếp nhận, xử lý tố giác và tin báo về tội phạm của lực lượng CSND Công an tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học luật, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về lý luận và thực tiển công tác điều tra của Lực lượng CSND cả nước nói chung và Công an tỉnh Bình Dương nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề tiếp nhận, xử lý tố giác và tin báo về tội phạm nói chung, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, mỗi nhiều công trình nghiên cứu đều được thể hiên ở các góc độ khác nhau. Mỗi lĩnh vực mà các tác giả đã chọn lựa và nghiên cứu đều cho thấy được những vấn đề cấp thiết và có tính thực tiễn cũng như giá trị lý luận cao như các công trình: “Tội phạm quốc tế – những bàn tay bạch tuộc”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; đề tài khoa học cấp bộ của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao năm 1995 với tiêu đề: “Con nhện xám INTERPOL”; đề tài: “Tội phạm có yếu tố nước ngoài” – luận án tiến sỹ Luật học của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, 1998; Đề tài: “Tiếp nhận, xử lý tố giác và tin báo về tội phạm tại nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dan Lào – thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả” – luận án tiến sỹ Luật học của Sồng Pát Chay, Đại học Cảnh sát Nhân dân, 2000; Đề tài Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm – thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của Công an các quận, huyện, thành phố Hà Nội – luận văn thạc sỹ Luật học của Nguyễn Duy Ngọc, 2003; Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm theo chức năng, thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới phía bắc luận án thạc sỹ Luật học của Trương Vũ Bình, Học viện Cảnh sát Nhân dân, 2003; Đề tài: Tổ chức tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài của lực lượng Cảnh sát Nhân dân Công an tỉnh Quảng Ninh - luận văn thạc sỹ Luật học của Nguyễn Ngọc Thế, Học viện Cảnh sát Nhân dân, 2005 . Ngoài ra còn nhiều đề tài khác nữa.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về công tác tiếp nhận, xử lý tố giác và tin báo về tội phạm ở Việt Nam và thực tiễn hoạt động này của lực lương Cảnh sát Nhân dân Công an tỉnh Bình Dương, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp nhận, xử lý tố giác và tin báo về tội phạm ở tỉnh Bình Dương và trong cả nước.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài cần phải giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sâu đây:
+ Thu thập và nghiên cứu các văn bản, tài liệu liên quan đến công tác tiếp nhận, xử lý tố giác và tin báo về tội phạm ( các văn bản, tài liệu pháp luật, chỉ thị, thông tư hướng dẫn, Nghị quyết của ngành Công an)
+ Khảo sát thực tiễn hoạt động tiếp nhận, xử lý tố giác và tin báo về tội phạm của lực lượng Cảnh sát Nhân dân Công an tỉnh Bình Dương . Đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm để từ đó tìm ra nguyên nhân của những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác này.
+ Đề xuất những phương pháp có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tiếp nhận, xử lý tố giác và tin báo về tội phạm ở tỉnh Bình Dương và trong cả nước.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
+Hoạt động tiếp nhận và xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của lực lượng
Cảnh sát Nhân dân ở tỉnh Bình Dương.
+Nghiên cứu hoạt động này trong phạm vi sau khi Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 được ban hành.
Tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu những vấn đề trong phạm vi: Tiếp nhận, xử lý tố giác và tin báo về tội phạm của lực lượng Cảnh sát Nhân dân ở tỉnh Bình Dương theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004. Thời gian khảo sát từ 2004 đến 2006.
6. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài được tiến hành nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin về Nhà nước và Pháp luật, dựa trên các quan điểm của đảng về đấu trang phòng, chống tội phạm và cải cách tư pháp.
Trong khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: khảo sát, so sánh, phân tích, quy nạp, diễn giải nhằm làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài cả trên hai bình diện lý luận và thực tiễn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành ba chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tiếp nhận, xử lý tố giác và tin báo về tội phạm.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động tiếp nhận, xử lý tố giác và tin báo về tội phạm của lực lượng Cảnh sát Nhân dân – Công an tỉnh Bình Dương
- Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tiếp nhận, xử lý tố giác và tin báo về tội phạm của lực lượng CSND Công an tỉnh Bình Dươn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 4907
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 55
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 967
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 2178
⬇ Lượt tải: 88
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 59
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 709
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 3525
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 18