Mã tài liệu: 254871
Số trang: 106
Định dạng: doc
Dung lượng file: 360 Kb
Chuyên mục: Luật
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, hoạt động của bọn tội phạm cướp giật tài sản trên phạm vi cả nước diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng đáng lo ngại. Đây là một loại tội phạm hình sự nguy hiểm thuộc nhóm tội phạm từ nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng theo Bô luật Hình sự năm 1999, thường do bọn lưu manh chuyên nghiệp gây ra, hoạt động của bọn chúng chủ yếu theo băng, nhóm và có tính manh động cao, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân, ảnh hưởng lớn đến ANTT. Địa bàn tỉnh Bình Dương có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh, đã thu hút nhiều người lao động từ các tỉnh, thành phố trong cả nước nhập cư đến tỉnh Bình Dương để lao động và sinh sống từ đó tạo ra áp lực rất lớn về ANTT nhất là lĩnh vực TTATXH. Các năm gần đây tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn Bình Dương, trong đó loại tội phạm cướp giật tài sản diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng về số vụ và nghiêm trọng về tính chất. Trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2005 số vụ cướp giật tài sản xảy ra dao động từ 31 vụ đến 45 vụ hàng năm, nhưng năm 2006 số vụ cướp giật tài sản tăng đột biến với 86 vụ.
Trước tình hình đó, những năm qua, thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP ngày 31-7-1998 của Chính phủ về Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, Tổng cục CSND đã đặc biệt coi trọng công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm cướp giật tài sản, coi đây là một trong những công tác trọng tâm của lực lượng CSND. Cục CSHS (nay là Cục CSĐT tội phạm về TTXH) thường xuyên tập hợp, ra thông báo về tình hình tội phạm cướp giật tài sản để chỉ đạo lực lượng CSHS (nay là CSĐT tội phạm về TTXH) các địa phương trong công tác phòng chống cướp giật tài sản theo chuyên đề. Công an tỉnh Bình Dương cũng ra nhiều kế hoạch chỉ đạo công tác đấu tranh với loại tội phạm này. Lực lượng CSHS (nay là CSĐT tội phạm về TTXH) Công an tỉnh Bình Dương cũng có nhiều kế hoạch mở nhiều đợt tấn công tội phạm trong đó có tập trung lực lượng, áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, nỗ lực đấu tranh với loại tội phạm cướp giật tài sản mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Nhiều vụ án nghiêm trọng đã được điều tra khám phá kịp thời, mang lại niềm tin cho quần chúng nhân dân, góp phần ổn định ổn định tình hình an ninh trât tự trên địa bàn.
Tình hình tội phạm cướp giật tài sản có xu hướng gia tăng, nhưng trên thực tế công tác phòng ngừa, đấu tranh chống loại tội phạm này của Công an tỉnh Bình Dương hiệu quả đạt được còn chưa cao, tỷ lệ điều tra khám phá hàng năm thường chỉ đạt khoảng từ 45%-70% trên tổng số vụ cướp giật tài sản xảy ra ở Bình Dương. Bọn tội phạm chưa được phát hiện xử lý sẽ tiếp tục gây án, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương, gây ra nhiều bức xúc, là một trong những nỗi ám ảnh của người dân có mang tài sản lưu thông trên đường. Thực hiện nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự là “Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh và đúng pháp luật”, việc nâng cao tỷ lệ điều tra khám phá tội phạm cướp giật tài sản đây là một yêu cầu cấp thiết và là áp lực lớn cho cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương nói chung và lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tư xã hội Công an tỉnh Bình Dương nói riêng. Một trong những yếu tố để điều tra xử lý tội phạm có hiệu quả và nâng cao tỷ lệ điều tra khám phá tội phạm nói chung và loại tội phạm cướp giật tài sản nói riêng là phải nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ của vụ án một cách toàn diện, đầy đủ và khách quan. Trong chứng cứ thì vật chứng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nâng cao hiệu quả hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án cướp giật tài sản có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương” làm luận văn thạc sĩ luật học, nhằm góp phần nâng cao nhận thức và hiệu quả công tác điều tra khám phá đối với loại tội phạm cướp giật tài sản.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Thời gian qua đã có một số đề tài và một số công trình khoa học công bố liên quan đến đề tài như:
- “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án buôn lậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Trọng Tân, bảo vệ năm 2000.
- “Chiến thuật truy tìm vật chứng trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự của cơ quan điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh” luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Tuấn, bảo vệ năm 2001.
- “Hoạt động thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án hình sự theo chức năng của lực lượng Cảnh sát nhân dân công an tỉnh Thanh Hóa - Thực trạng và giải pháp” luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Trung Thực, bảo vệ năm 2005
Ngoài ra, còn một số bài đăng trên các tạp chí khoa học CAND, khoa học giáo dục trật tự xã hội và trong kỷ yếu một số hội thảo của Bộ Công an. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu trên mới đề cập đến công tác thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra một loại án cụ thể khác hay ở một địa phương hoặc đề cập chiến thuật truy tìm vật chứng trong điều tra vụ án nói chung mà chưa có tác giả nào nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Vì vậy, đây là đề tài không trùng lập với các đề tài đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
-Mục đích nghiên cứu: Làm rõ và hoàn thiện lý luận; khảo sát và đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả về hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong thời gian tới.
- Để đạt được mục đích trên, đề tài đi sâu giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
+ Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan đến tội phạm cướp giật tài sản; hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra tội phạm cướp giật tài sản; tình hình, đặc điểm hình sự tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động phát hiện, thu thập ,bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án cướp giật tài sản của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Bình Dương từ năm 2002 đến năm 2006 từ đó rút ra nhận xét, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
+ Dự báo tình hình tội phạm cướp giật tài sản trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra loại tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Đề tài nghiên cứu về hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Bình Dương.
+ Về thời gian: Tập trung nghiên cứu số liệu khảo sát tại địa phương trong thời gian 5 năm, từ năm 2002 - 2006.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm; về luật học, tội phạm học và điều tra tội phạm.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp thống kê, so sánh; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp điều tra điển hình; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp tọa đàm, lấy ý kiến chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu đề tài góp phần hoàn thiện về mặt lý luận, làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo giảng dạy trong các trường CAND.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao nhận thức và quy trình, biện pháp công tác đối với cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Bình Dương nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong trong điều tra vụ án cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương và có thể tham khảo cho Công an các đơn vị, địa phương trong toàn quốc.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục đề tài được cấu trúc thành 03 chương.
Chương 1. Nhận thức chung về tội phạm cướp giật tài sản và hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án cướp giật tài sản.
Chương 2. Thực trạng Tình hình tội phạm cướp giật tài sản và hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra vụ án cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dươn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 865
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 2336
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 792
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 2176
⬇ Lượt tải: 88
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 59
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 55
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 726
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 1303
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16