Mã tài liệu: 254877
Số trang: 100
Định dạng: doc
Dung lượng file: 567 Kb
Chuyên mục: Luật
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh được Trung ương xác định là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ của cả nước. Trong những năm qua Đảng, nhà nước và đặc biệt là chính quyền thành phố Hồ Chí Minh có nhiều chủ trương tăng cường quản lý cư trú nói chung trong đó có công tác quản lý tạm trú, tạm vắng. Thế nhưng tình hình quản lý tạm trú, tạm vắng vẫn còn thiếu sót, bất cập, nhiều đối tượng gây án lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý tạm trú, tạm vắng để hoạt động phạm tội.
Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 77 ký túc xá sinh viên, 29.233 cơ sở cho thuê lưu trú, 10 khu công nghiệp, 02 khu chế xuất, 01 khu công nghệ cao với số lượng nhân khẩu đến lao động, học tập, hoạt động tôn giáo khoảng 1.770.000 người. Đặc biệt những năm gần đây các khu công nghiệp phát triển mạnh tập trung đông người lao động từ nơi khác đến làm việc, các loại đối tượng hình sự, tệ nạn xã hội kéo nhau đến hoạt động và ẩn náu cùng với người lao động tại các cơ sở cho thuê lưu trú mà chủ yếu là ở các hộ, ngăn phòng cho thuê, nhà nghỉ, hơn nữa tình hình sinh viên vi phạm pháp luật, hoạt động tệ nạn xã hội cũng diễn ra hết sức phức tạp ở các ký túc xá và ở các hộ, ngăn phòng cho thuê gần các trường đại học. Hàng năm thông qua kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra việc thực hiện, chấp hành công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng đã phát hiện hàng trăm đối tượng phạm pháp bỏ trốn, đối tượng trốn lệnh truy nã, cụ thể kiểm tra hành chính quí I/2007 có trên 100 đối tượng phạm pháp bỏ trốn, đối tượng có lệnh truy nã bị bắt giữ trong nhà cho thuê. Các vụ án giết người cướp của, trộm cắp, cố ý gây thương tích, lừa đảo xảy ra trong nhà cho thuê và đặc biệt là các khu công nghiệp tập trung đông nhân khẩu tạm trú.
Quản lý tạm trú, tạm vắng là quản lý con người mà con người là chủ thể của tất cả các mối quan hệ xã hội, do đó nếu thực hiện tốt công tác này không chỉ tạo điều kiện thực hiện tốt các công tác khác trong quản lý nhà nước như phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội mà còn tạo điều kiện, hỗ trợ đắc lực cho công tác phòng ngừa, điều tra, khám phá tội phạm.
Từ thực trạng trên đây đã làm cho tình hình an ninh, trật tự ở các hộ ngăn phòng cho thuê, các khu công nghiệp tập trung đông công nhân ngày càng trở nên phức tạp và có ảnh hưởng lớn tới đời sống của cư dân thành phố nói chung và cư dân trong vùng công nghiệp nói riêng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên là do công tác quản lý con người, đặc biệt là quản lý cư trú còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Mặc dù các lực lượng chức năng đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các biện pháp để tổ chức, quản lý cư trú và đã thu được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn có nhiều sơ hở, bất cập, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu công tác quản lý nhân hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng; nhìn chung công tác quản lý cư trú mang tính hành chính đơn thuần chưa đi sâu vào nắm chắc hoạt động, thái độ của từng diện nhân hộ khẩu trong từng ô khu vực. Mặt khác, một số Cảnh sát khu vực chưa nhận thức đúng tình hình phức tạp nảy sinh tại các hộ ngăn phòng cho thuê, khu vực có cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, khu ký túc xá cũng như nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác quản lý nhân hộ khẩu để giữ vững an ninh, trật tự tại địa bàn, ô khu vực phụ trách.
Chính vì vậy công tác quản lý cư trú, quản lý tạm trú, tạm vắng phải được nhận thức rằng: nó có một vị trí hết sức quan trọng và đây là một yêu cầu đòi hỏi khách quan của thực tiễn. Thực hiện tốt công tác này không những có ý nghĩa trong việc đảm bảo tình hình an ninh, trật tự nói chung mà còn phục vụ cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói riêng. Hơn nữa làm tốt công tác quản lý cư trú, quản lý tạm trú, tạm vắng còn góp phần đắc lực cho công tác quản lý xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, giải quyết chính sách xã hội (y tế, giáo dục, nhà ở ) tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của cả nước nói chung.
Vì thế việc tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tạm trú, tạm vắng là một yêu cầu không thể thiếu trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố. Từ trước đến nay có một số đề tài nghiên cứu về đăng ký, quản lý nhân hộ khẩu, về quản lý tạm trú, tạm vắng nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu quản lý tạm trú, tạm vắng của Công an cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.
Từ yêu cầu thực tế của công tác quản lý tạm trú, tạm vắng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều khu công nghiệp phát triển, tội phạm lẫn trốn trong các cơ sở cho thuê lưu trú, sinh hoạt của sinh viên ở ký túc xá và các nhà trọ gần trường học có nhiều phức tạp nên tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tạm trú, tạm vắng của Công an cơ sở phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.
Đề tài này sẽ làm rõ thực trạng công tác quản lý tạm trú, tạm vắng ở thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề ra giải pháp nâng cao công tác quản lý tạm trú, tạm vắng phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và nhằm đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có một số đề tài nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau về công tác quản lý nhân hộ khẩu trong những phạm vi và đối tượng nhất định như:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân hộ khẩu tại khu công nghiệp tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh (do Thượng tá, thạc sỹ Trần Dân thực hiện năm 2006);
- Quản lý người lao động tự do ngoài tỉnh của Công an các phường Hà Nội-góp phần đảm bảo an ninh trật tự (thạc sỹ Đặng Thị Thanh, khoa nghiệp vụ quản lý hành chính thực hiện năm 2003);
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên (do sinh viên Lê Thị Minh Hằng thực hiện năm 2005).
Mặc dù có nhiều đề tài nghiên cứu về công tác quản lý nhân hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về công tác quản lý tạm trú, tạm vắng của Công an cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tạm trú, tạm vắng của Công an cơ sở phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” sẽ góp phần bổ sung lý luận khoa học về công tác quản lý tạm trú, tạm vắng của lực lượng Cảnh sát nhân dân cũng như đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý tạm trú, tạm vắng của Công an cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, phân tích, làm rõ những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân nhằm đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tạm trú, tạm vắng của Công an cơ sở phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Để đạt được mục đích đã đặt ra, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, những quy định của pháp luật về việc tổ chức quản lý tạm trú, tạm vắng của Công an cơ sở.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý tạm trú, tạm vắng của Công an cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; kết quả đạt được trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm; tìm ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân.
- Nghiên cứu làm rõ tình hình tội phạm, những phần tử lợi dụng tạm trú, tạm vắng để hoạt động và các yếu tố có tác động, ảnh hưởng đến công tác quản lý tạm trú, tạm vắng.
- Đưa ra được các giải pháp, kiến nghị về công tác quản lý tạm trú, tạm vắng của Công an phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tạm trú, tạm vắng của Công an cơ sở phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý tạm trú, tạm vắng của Công an phường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2002 đến quí I/2007 phục vụ cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Đề tài không nghiên cứu công tác quản lý tạm trú, tạm vắng của Công an xã.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng và pháp Luật của nhà nước ta về công tác bảo vệ an ninh, trật tự.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Nghiên cứu các báo cáo, các tổng kết về công tác quản lý tạm trú, tạm vắng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như:
Tài liệu hội nghị triển khai công tác của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Báo cáo thống kê số liệu, tình hình về hộ khẩu, đối tượng và kết quả công tác của cảnh sát khu vực, công an viên (KV8-NK12).
Báo cáo thống kê phân loại địa bàn, phân loại Cảnh sát khu vực.
Lực lượng cảnh sát khu vực, Công an viên.
Báo cáo thực hiện đề án nâng cao năng lực, hiệu quả công tác Cảnh sát khu vực, Công an phường.
Các báo cáo chuyên đề về tạm trú, tạm vắng, sai sót trong công tác quản lý nhân hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng của Công an phường.
+ Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp tình hình tạm trú, tạm vắng chung của thành phố.
+ Phương pháp tổng kết thực tiễn và phương pháp nghiên cứu điển hình: Thông qua các tài liệu, khảo sát hoạt động thực tiễn của Công an cơ sở trong quản lý tạm trú, tạm vắng phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó rút ra các vấn đề về thực trạng công tác quản lý tạm trú, tạm vắng để làm cơ sở dự báo tình hình và đề ra các giải pháp.
+ Phương pháp tọa đàm, trao đổi lấy ý kiến của các chuyên gia và lực lượng Công an cơ sở: Trực tiếp tọa đàm, trao đổi với các nhà khoa học, các đồng chí Công an phường, xã, thị trấn trực tiếp tiến hành công tác quản lý tạm trú, tạm vắng để rút ra những kinh nghiệm làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý tạm trú, tạm vắng phục vụ cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận nghiệp vụ quản lý hành chính về an ninh, trật tự đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.
- Thực tiễn: Những kết luận khoa học trong luận văn và các đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tạm trú, tạm vắng phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, học tập trong các trường đào tạo lực lượng cảnh sát.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung luận văn gồm 3 chương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1245
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 865
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 1398
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 162
👁 Lượt xem: 1317
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 798
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 3556
⬇ Lượt tải: 39
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 4905
⬇ Lượt tải: 33