Mã tài liệu: 257018
Số trang: 61
Định dạng: doc
Dung lượng file: 361 Kb
Chuyên mục: Luật
MỞ ĐẦU
Tính đến nay lịch sử lập hiến Việt Nam đã trải qua hơn nửa thế kỷ. Tuy đây là một khoảng thời gian không dài so với lịch sử lập hiến hơn hai trăm năm của các nước Pháp, Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới nhưng nước ta đã có bốn bản Hiến pháp đánh dấu các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam, từ Nhà nước dân chủ nhân dân đến Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển của các chế định khác như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, chế định về Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp cũng ngày càng phát triển và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước. Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên 1946, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định ngay tại chương II, sau chương quy định về Chính thể. Với bản Hiến pháp đầu tiên này, người dân Việt Nam từ cảnh lầm than, nô lệ đã thực sự trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình bằng việc Hiến pháp công nhận công dân Việt Nam có quyền bầu cử, ứng cử, có quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại Từ đây địa vị pháp lý của người dân nước ta chính thức được xác lập và ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tiếp tục được ghi nhận, mở rộng, bổ sung thêm nhiều quyền mới tại các Hiến pháp 1959, 1980 và 1992. Đặc biệt Hiến pháp 1992 đã ghi nhận một cách tương đối đầy đủ và hoàn thiện về chế định này.
Trong số các quyền cơ bản của công dân được các bản Hiến pháp của nước ta ghi nhận thì các quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ các quyền này thể hiện mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta, mức độ giải phóng cá nhân con người, đảm bảo cho con người được sống trong độc lập, tự do. Vì vậy, việc đảm bảo thực hiện trên thực tế các quy định của Hiến pháp về quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân luôn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Công dân đã nhận thức được tầm quan trọng của các quyền đó đối với mình cũng như gắn liền quyền lợi của mình đối với các quy định đó. Tuy nhiên, từ việc quy định trong Hiến pháp và pháp luật đến việc bảo đảm thực hiện trên thực tế, công tác tổ chức thực hiện những quy định của Hiến pháp về quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Đó là thủ tục hành chính còn rườm rà, gây nhiều rắc rối cho nhân dân, một số quyền đã được quy định trong Hiến pháp nhưng vẫn chưa có luật cụ thể hóa và chưa được đảm bảo thực hiện trên thực tế
Trước thực tế đó, vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu nhóm quyền này của công dân qua các bản Hiến pháp Việt Nam từ đó tìm ra những giải pháp góp phần hoàn thiện nó trong sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay có một ý nghĩa vô cùng quan trọng về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ lý do đó em đã chọn đề tài: “Sự kế thừa và phát triển các quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân trong lịch sử lập hiến Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN VỀ TỰ DO DÂN CHỦ VÀ TỰ DO CÁ NHÂN .3
1.1. Khái niệm Công dân . 3
1.2. Quyền cơ bản của công dân 6
1.2.1. Khái niệm quyền cơ bản của công dân 6
1.2.2. Đặc điểm các quyền cơ bản của công dân . 8
1.2.3. Phân loại các quyền cơ bản của công dân. 10
1.3 . Quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân . .11
1.3.1. Khái niệm quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân . 11
1.3.2. Các quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân trong Hiến pháp Việt Nam 13
CHƯƠNG II: SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN VỀ TỰ DO DÂN CHỦ VÀ TỰ DO CÁ NHÂN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP NƯỚC TA .15
2.1. Quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân trong Hiến Pháp 1946 15
2.2. Quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân trong Hiến Pháp 1959 .20
2.3. Quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân trong Hiến Pháp 1980 .26
2.4. Quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân trong Hiến pháp 1992 32
CHƯƠNG III: VIỆC BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN VỀ TỰ DO DÂN CHỦ VÀ TỰ DO CÁ NHÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY . 43
3.1. Thực tiễn thực hiện các quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân . 43
3.1.1. Việc thể chế hóa các quy định của Hiến pháp 1992 trong các văn bản quy phạm pháp luật khác .43
3.1.2. Việc thực hiện trên thực tế các quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân .45
3.2. Một số giải pháp nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân trong giai đoạn hiện nay . .47
3.2.1. Việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân . .48
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện các quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân .51
KẾT LUẬN .55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 695
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16