Mã tài liệu: 260085
Số trang: 68
Định dạng: doc
Dung lượng file: 394 Kb
Chuyên mục: Luật
[*]Chuyên mục: Luật dân sự
[*]Trường: ĐH Luật Hồ Chí Minh
[*]Loại: Đề tài tốt nghiệp
[*]File: doc
[*]Trình độ: Đại học
[*]Số trang: 69
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Hiểu biết về quyền con người là nền tảng để mỗi người phát triển đầy đủ nhân cách, năng lực của mình và cũng là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ của một xã hội. Thế nhưng, "Hàng triệu người sinh ra, rồi chết đi mà không hề biết rằng mình là chủ nhân của các quyền con người ." (Wolfgang Benedek). Kiến thức về quyền con người, quyền công dân quan trọng như vậy cho nên mục tiêu của giáo dục con người phải nhằm " . thúc đẩy sự tôn trọng các quyền cơ bản của con người ." theo Điều 26 của [URL="http://chungta.com.vn/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Hanh-Dong/Tuyen_ngon_nhan_quyen_1948/"]Tuyên ngôn toàn thế giới về Quyền con người, năm 1948 của Liên hợp quốc. Vì vậy, việc xây dựng nền văn hóa Quyền con người trên toàn thế giới là đóng góp quan trọng nhất cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Ở nước ta, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn là chế định quan trọng của hiến pháp và là đối tượng chủ yếu của nền hiến pháp dân chủ, hiến pháp xã hội chủ nghĩa . Đảng và nhà nước ta đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về học thuyết quyền con người, quyền công dân trong việc soạn thảo, xây dựng, sửa đổi và ban hành Hiến pháp, luật phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn lịch sử. Chính vì thế, vấn đề bảo vệ các quyền của công dân được coi là yêu cầu trung tâm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đổi mới đất nước mối quan hệ pháp lí giữa nhà nước và công dân phải được tăng cường, nhà nước phải có biện pháp phù hợp bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững an ninh để nhân dân thực sự trở thành “ người chủ”, còn nhà nước chỉ là “phương tiện” để nhân dân thực hiện quyền lực của mình.
Trong các bản hiến pháp, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được thể hiện tương đối đầy đủ trên các lĩnh vực chính trị, tự do dân chủ, tự do cá nhân, kinh tế, văn hóa – xã hội. Trong đó nhóm quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó có mối liên hệ mật thiết với từng cá nhân, từng công dân.
Trong những năm qua, quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân luôn được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình . Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân ít nhiều không được bảo vệ, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ phía nhà nước. Yêu cầu khách quan đặt ra xuất phát từ thực tiễn đáp ứng với yêu cầu dân chủ hóa hiện nay đó là những việc mở rộng và đảm bảo cho công dân thực hiện quyền cơ bản của mình về tự do dân chủ và tự do cá nhân.
Với những lí do trên, em mạnh dạn lựa chọn đề tài “ quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân. Thực trạng và giải pháp”. Do kiến thức thực tiễn còn chưa nhiều, tài liệu hạn chế nên trong bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất kính mong nhận được sự đóng ghóp ý kiến của các thầy cô trong tổ bộ môn.
2. Mục đích, ý nghĩa của khóa luận:
Khóa luận giúp người đọc hiểu rõ hơn về quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực tự do dân chủ, tự do cá nhân thông qua việc phân tích khái niệm, nội dung, đặc điểm, ý nghĩa và những qui định của pháp luật.
Khóa luận làm rõ những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện quyền đồng thời đề ra những giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền của công dân trên thực tế, để quyền làm chủ của công dân được phát huy tối đa.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở và phương pháp phân tích các qui định của pháp luật, tình hình thực tiễn áp dụng và phương pháp tổng hơp, đánh giá những ưu điểm, hạn chế. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, khóa luận còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như phương pháp, nghiên cứu thống kê, khảo cứu thực tiễn. Các phương pháp được kết hợp với nhau nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
4. Bố cục của khóa luận:
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung của khóa luận được trình bày trong hai chương:
Chương I: Khái quát chung về quyền cơ bản của công dân.
Chương II: Nội dung quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân. Thực trạng và giải phá
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 624
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 219
⬇ Lượt tải: 2