Mã tài liệu: 245335
Số trang: 13
Định dạng: doc
Dung lượng file: 93 Kb
Chuyên mục: Luật
Chuyên đề: QUYỀN CON NGƯỜI: KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG
Bài viết của Nguyễn Hồng Đức
Năm: 2011
Quyền con người (human rights) chính là sự kết tinh của những giá trị văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới thông qua một quá trình phát triển lịch sử lâu dài của nhân loại. Kể từ khi được Liên Hợp quốc chính thức thừa nhận vào năm 1948, với sự ra đời của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (Universal Declaration of Human Rights - UDHR), quyền con người đã phát triển như một khuôn khổ đạo đức, chính trị, pháp lý và như một định hướng nhằm phát triển một thế giới tự do khỏi sợ hãi và tự do làm điều mong muốn. Ngày nay, quyền con người được thừa nhận là một khái niệm toàn cầu như được ghi nhận trong tuyên bố của Hội nghị thế giới Wien (Áo) về quyền con người năm 1993 và các nghị quyết của Liên Hợp quốc đã được thông qua nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (1948-1998).
Tuy nhiên, cho đến nay, cách hiểu về khái niệm quyền con người vẫn chưa có sự thống nhất. Một mặt, đang còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc, bản chất của quyền con người. Mặt khác, quyền con người được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau như: triết học, đạo đức, chính trị, pháp luật, . Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ một góc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định, nhưng không định nghĩa nào bao hàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người.
Tùy vào tính chủ quan của mỗi người, tùy vào lĩnh vực nghiên cứu mà quyền con người được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, ở cấp độ quốc tế, định nghĩa phổ biến nhất vẫn là định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người (OHCHR). Theo định nghĩa này, quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm người trước những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, quyền lợi và tự do cơ bản của con người.
Quyền con người là những quyền vốn có của con người, không phân biệt quốc tịch, nơi cư trú, giới tính, nguồn gốc quốc gia hay dân tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ hay bất kỳ một thân phận nào khác. Mọi người được hưởng các quyền của mình một cách bình đẳng và không có sự phân biệt đối xử. Những quyền này có mối quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau và không thể tách rời
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 700
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 19