Mã tài liệu: 253367
Số trang: 60
Định dạng: doc
Dung lượng file: 392 Kb
Chuyên mục: Luật
Quốc tịch là một vấn đề có ý nghĩa chính trị, pháp lý và xã hội đặc biệt quan trọng. Pháp luật quốc tịch là công cụ pháp lý, thông qua đó nhà nước thể hiện chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế và quyền lực nhà nước đối với dân cư trong lãnh thổ của mình. Bên cạnh đó, nó còn là căn cứ quan trọng để phân biệt công dân của các quốc gia để từ đó có thể xác định hệ thống quyền và nghĩa vụ của công dân. Quốc tịch cũng là cơ sở pháp lý và là một trong các căn cứ để quốc gia có thể bảo hộ công dân nước mình ở nước ngoài.
Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nên ngay từ những ngày đầu nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, pháp luật về quốc tịch đã được đặc biệt coi trọng. Xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước, pháp luật quốc tịch Việt Nam luôn chịu sự ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ của các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử phát triển của Việt Nam trong từng giai đoạn. Điều đó đã tạo ra những quy định pháp luật khác nhau qua từng thời kì, quy định sau là sự kế thừa, phát triển, hoàn thiện của quy định trước và góp phần giải quyết những nhu cầu, đòi hỏi đặt ra xung quanh vấn đề quốc tịch của công dân Việt Nam trong từng tiến trình lịch sử nhất định.
Hiện nay, trong thực tế, có những ý kiến cũng như quan điểm về các nội dung của pháp luật quốc tịch Việt Nam nhưng lại tách ra khỏi hoặc không phân tích kĩ các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử tương ứng. Đây chính là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phân tích, đánh giá không chính xác các quy định về quốc tịch Việt Nam và đã tạo ra luồng tư tưởng không tốt trong nhân dân.
Xuất phát từ những lý do trên, khóa luận sẽ tập trung đi phân tích và làm rõ thêm quá trình hình thành phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam, dựa trên nền tảng phân tích từng thời kỳ lịch sử tương ứng với từng dấu mốc phát triển của pháp luật quốc tịch nước ta.
Nội dung chính của khóa luận tập trung vào sự phát triển của các chế định pháp luật quốc tịch Việt Nam theo từng thời kì lịch sử, làm rõ và giải thích sự khác nhau của chế định qua mỗi thời kì phát triển, để từ đó có thể đưa ra một số ý kiến cá nhân và giúp người đọc có một cái nhìn sâu hơn về pháp luật quốc tịch Việt Nam. Đồng thời, việc nghiên cứu cũng phục vụ cho việc học tập của em và mong muốn có thể góp một phần nhỏ làm sáng tỏ nội dung của pháp luật quốc tịch.
Bên cạnh những văn bản pháp luật trong nước (Hiến pháp, luật dân sự, luật quốc tịch), em cũng xin đề cập tới các quy định về quốc tịch trong các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết và tham gia. Tuy nhiên, đây chỉ là những nội dung phụ để có thể làm rõ hơn phạm vi nghiên cứu của khóa luận. Đồng thời trong khóa luận em cũng xin đề ra một số kiến nghị để có thể hoàn thiện hơn nữa các quy định hiện nay về quốc tịch.
Để tiếp cận đề tài, khóa luận vận dụng tổng hợp phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đặc biệt có sử dụng phương pháp so sánh kết hợp với phân tích, tổng hợp
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ QUỐC TỊCH, SỰ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM .
3
1.1
Khái niệm, vai trò của quốc tịch .
3
1.2
Sơ lược sự hình thành của quan hệ quốc tịch trên thế giới
4
1.3
Vài nét về quá trình hình thành pháp luật quốc tịch Việt Nam . .
6
1.3.1
Giai đoạn từ năm 1945 tới năm 1988 .
6
1.3.2
Giai đoạn từ năm 1988 tới năm 1998 .
8
1.3.3
Giai đoạn từ năm 1998 tới năm 2008 .
9
1.3.4
Giai đoạn từ năm 2008 đến nay .
11
1.4.
Các nguyên tắc của pháp luật quốc tịch Việt Nam .
12
1.4.1
Quyền bình đẳng về quốc tịch
13
1.4.2
Nguyên tắc một quốc tịch .
14
1.4.3
Nguyên tắc về chính sách bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài
16
Chương 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ
18
2.1
Xác lập quốc tịch Việt Nam .
19
2.1.1.
Có quốc tịch Việt Nam do sinh ra
19
2.1.2.
Nhập quốc tịch Việt Nam .
23
2.1.3.
Trở lại quốc tịch .
33
2.1.4.
Giữ quốc tịch . .
39
2.1.5
Có quốc tịch theo Điều ước quốc tế .
40
2.2
Thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên, con nuôi
41
2.3
Mất quốc tịch . .
44
2.3.1
Thôi quốc tịch Việt Nam . .
45
2.3.2
Tước quốc tịch . .
46
2.3.3
Mất quốc tịch theo một số trường hợp khác
47
2.4
Thời hạn giải quyết các việc về quốc tịch .
49
2.5
Đánh giá về luật quốc tịch Việt Nam qua từng thời kì
50
2.6
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quốc tịch của nước ta hiện nay .
53
KẾT LUẬN
55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 825
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 2333
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16