Mã tài liệu: 235282
Số trang: 9
Định dạng: doc
Dung lượng file: 94 Kb
Chuyên mục: Luật
Mỗi quốc gia đều xác định riêng cho mình một chính sách cạnh tranh, bao gồm các nguyên tắc và quan điểm dài hạn về một môi trường cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua việc phân bổ có hiệu quả các nguồn tài nguyên hữu hạn. Chính sách cạnh tranh thường tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
- Duy trì cạnh tranh và chống độc quyền;
- Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thông qua việc cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, mang tính lừa dối;
- Bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động độc lập trước sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn;
- Giải quyết các vấn đề kinh tế gắn liền với chính trị và xã hội.
Trong những năm gần đây, pháp luật và chính sách cạnh tranh của Liên minh châu Âu (EU) đã thay đổi một cách đáng kể bởi những tác động từ những yếu tố nội khối cũng như những yếu tố quốc tế. EU ngày càng mở rộng với 27 quốc gia thành viên, đồng nghĩa với nó là 27 đạo luật cạnh tranh và 27 cơ quan tài phán khác nhau. Đáng chú ý là các quốc gia thuộc Trung và Đông Âu, khi gia nhập EU, không có nền tảng chính sách cạnh tranh và kinh tế thị trường như các quốc gia thành viên trước họ. Chính vì vậy, nhu cầu thay đổi chính sách cạnh tranh là đòi hỏi nội tại của chính EU để làm sao có được sự hài hòa giữa chính sách cạnh tranh của toàn khối và các quốc gia thành viên. Hơn nữa, xu thế toàn cầu hóa cũng đòi hỏi chính sách cạnh tranh của EU phải có những thay đổi cho phù hợp hơn. Pháp luật cạnh tranh thường tồn tại ở cấp độ quốc gia, trong khi các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia – như bản thân tên gọi của nó – lại không chịu giới hạn bởi các đường biên giới địa lý. Điều này đòi hỏi pháp luật cạnh tranh của EU phải thay đổi cho phù hợp với pháp luật của thế giới mà điển hình như Mỹ, Nhật, Trung Quốc và WTO
Biểu hiện rõ nhất của sự thay đổi chính sách cạnh tranh EU là một chương trình hiện đại hóa và những cải cách thủ tục hành chính liên quan đến việc sáp nhập doanh nghiệp đã được Ủy ban châu Âu đệ trình, nhằm làm cho “EU trở thành nền kinh tế năng động và cạnh tranh nhất thế giới đến năm 2010” như mục tiêu đã được đưa ra tại cuộc họp của Hội đồng châu Âu ở Lisbon tháng 3/2000. Quan điểm chủ đạo của sự thay đổi này là điều chỉnh chính sách cạnh tranh tổng thể, đặc biệt là các thể chế cạnh tranh ở tầm Liên minh cũng như các quốc gia thành viên, trên cơ sở đó, điều chỉnh chính sách cạnh tranh trong các ngành, đặc biệt là những ngành ít nhiều vẫn thuộc sở hữu nhà nước như năng lượng, viễn thông, vận tải Cuối cùng, chính sách cạnh tranh của EU được điều chỉnh để hướng đến một chiến lược toàn cầu trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và sự hợp tác với các đối tác thương mại lớn khác như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc
Những phân tích ở trên cho thấy rằng, chính sách cạnh tranh không phải là yếu tố nhất thành bất biến, mà nó có sự khác biệt giữa các quốc gia cũng như có sự thay đổi theo từng thời kỳ ở từng quốc gia và thậm chí, cả ở tầm liên minh quốc gia như EU.
1. Nội dung của chính sách cạnh tranh của Liên minh châu Â
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 748
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 1078
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16