Tìm tài liệu

Mot so y kien ve pham vi giam doc tham theo quy dinh tai dieu 284 BLTTHS

Một số ý kiến về phạm vi giám đốc thẩm theo quy định tại điều 284 BLTTHS

Upload bởi: vinacontrol13

Mã tài liệu: 229617

Số trang: 4

Định dạng: doc

Dung lượng file: 77 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG

[FONT=Times New Roman]Các bản án và quyết định của toà án mang tính quyền lực nhà nước sâu sắc, được toà án tuyên nhân danh Nhà nước, thể hiện trực tiếp thái độ của Nhà nước đối với vụ án, quyết định những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của công dân và những chủ thể khác. Vì vậy, việc đảm bảo tính đúng đắn của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án là đòi hỏi thiết yếu của nhà nước pháp quyền. Yêu cầu này đặc biệt quan trọng trong tố tụng hình sự, khi mà toà án có quyền ra bản án hình sự, quyết định những vấn đề về trách nhiệm hình sự, hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với bị cáo, ảnh hưởng đến tự do, danh dự, tài sản, nhân thân và thậm chí cả tính mạng của con người. Việc quy định nguyên tắc xét xử vụ án theo nhiều cấp (thông lệ chung là hai cấp xét xử) và tổ chức toà án theo thứ bậc để toà án cấp trên có thể xem xét lại phán quyết của toà án cấp dưới là một trong những giải pháp về mặt pháp luật để giải quyết vấn đề này. Mặc dù đã có cơ chế để đảm bảo tính hợp pháp của các bản án hoặc quyết định trước khi có hiệu lực pháp luật nhưng những bản án hoặc quyết định này vẫn có thể không hợp pháp và đòi hỏi phải có thủ tục giải quyết. Trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, thủ tục này được gọi là thủ tục giám đốc thẩm. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận về giám đốc thẩm cũng như nghiên cứu, đánh giá thực tiễn giám đốc thẩm trong những năm gần đây; qua tham khảo tài liệu pháp lí và Bộ luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới và trong khu vực, chúng tôi nhận thấy quy định của pháp luật về giám đốc thẩm ở Việt Nam và các quốc gia khác từ trước đến nay đều có đặc điểm chung là hạn chế việc giám đốc thẩm. Việc hạn chế này nhằm tránh tình trạng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị hủy bỏ hiệu lực trong những trường hợp không thực sự cần thiết; đảm bảo tính ổn định của các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đảm bảo các quan hệ pháp luật đã được thiết lập bởi các phán quyết của toà án sau khi xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Pháp luật mỗi nước có những quy định hạn chế riêng, phù hợp, thống nhất với các quy định khác trong một chế định pháp luật hoàn chỉnh. Luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định hạn chế về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm; thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng bất lợi cho người bị kết án; chủ thể có quyền kháng nghị giám đốc thẩm; thẩm quyền giám đốc thẩm và quyền hạn của hội đồng giám đốc thẩm Những quy định pháp luật có tính hạn chế thủ tục giám đốc thẩm là phù hợp với lí luận và thực tiễn tố tụng. Tuy nhiên, riêng quy định về phạm vi giám đốc thẩm lại không theo xu hướng hạn chế mà lại mở rộng phạm vi giám đốc thẩm.

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]Điều 284 BLTTHS năm 2003 quy định về phạm vi giám đốc thẩm như sau: “Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị”.

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]Hiện nay, chưa có văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải thích nên có những lí giải khác nhau về quy định này.

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]Có ý kiến cho rằng giám đốc thẩm là cấp cuối cùng xem xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm xem xét toàn bộ vụ án, không bị hạn chế bởi nội dung kháng nghị nhằm bảo đảm việc xét xử vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.()

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]Ý kiến khác lại cho rằng xuất phát từ tính chất và đặc điểm của giám đốc thẩm nên việc xem xét toàn bộ vụ án vừa là quyền vừa là trách nhiệm đối với hội đồng giám đốc thẩm. Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải xem xét lại toàn bộ vụ án, phát hiện các vi phạm pháp luật để có biện pháp khắc phục. Nếu kháng nghị chỉ đề cập tội danh, hình phạt của một hay một số người thì hội đồng giám đốc thẩm vẫn phải xem xét tội danh, hình phạt của tất cả những người bị kết án để có biện pháp khắc phục. Phạm vi giám đốc thẩm không bị ràng buộc bởi nội dung của kháng nghị. Bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị toàn bộ hay một phần cũng không có ý nghĩa đến phạm vi xem xét của hội đồng giám đốc thẩm.()

[FONT=Times New Roman]

TÀI LIỆU

[FONT=Times New Roman]().Xem: PGS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên) , “Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự”, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr. 769.

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]().Xem: Nguyễn Văn Trượng, “Giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự”, Luận văn thạc sĩ (1996), tr. 84; Đinh Văn Quế, “Giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự – Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 69.

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]().Xem: Đinh Văn Quế, “Giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự – Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.73.

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]().Xem: Trung tâm từ điển học, “Từ điển tiếng Việt”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr.1107.

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]().Xem: Hoàng Quảng Lực, “Bàn về thời điểm phát sinh hiệu lực của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị”, Tạp chí TAND số 5/1997, tr.22; Nguyễn Văn Trượng, Giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự, Luận văn thạc sĩ (1996), tr.82; Đinh Văn Quế, Giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.72.

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]().Xem: Viện khoa học kiểm sát VKSNDTC (1998), “Luật tố tụng hình sự Hàn Quốc”, (bản dịch tiếng Việt), tr.100.

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]().Xem: Viện khoa học kiểm sát VKSNDTC (1993), “Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản”, (bản dịch tiếng Việt)., tr. 74., tr. 220, 22

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]Theo Tạp chí Luật học số 7/2008

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Một số ý kiến về phạm vi giám đốc thẩm theo quy định tại điều 284 BLTTHS
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Một số ý kiến về phạm vi giám đốc thẩm theo quy định tại điều 284 BLTTHS
  • Một số ý kiến về phạm vi giám đốc thẩm theo quy định tại điều 284 BLTTHS
  • Một số ý kiến về phạm vi giám đốc thẩm theo quy định tại điều 284 BLTTHS
  • Một số ý kiến về phạm vi giám đốc thẩm theo quy định tại điều 284 BLTTHS

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp ...

Upload: thanhtuan_stock

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 612
Lượt tải: 16

Nêu ý kiến bình luận về vai trò của hoạt ...

Upload: dav1209

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 559
Lượt tải: 19

Đánh giá tính hợp lí của pháp luật về thẩm ...

Upload: thuytrieuxua_16

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 448
Lượt tải: 16

Một số vấn đề về người không được quyền ...

Upload: bichphuong_idol

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 490
Lượt tải: 16

Đánh giá những quy định về thẩm quyền xử ...

Upload: TO_LIVE_TO_LOVE_AND_TO_FIGHT

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 456
Lượt tải: 21

Đánh giá quy định về thẩm quyền xử phạt vi ...

Upload: ntth_hanoier

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 557
Lượt tải: 19

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương ...

Upload: navifund

📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 840
Lượt tải: 28

Nghiên cứu việc rút quyết định kháng nghị ...

Upload: zTonyz

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 445
Lượt tải: 16

Thực tiễn áp dụng án treo đối với tội vi ...

Upload: linhnguoilon

📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 359
Lượt tải: 16

Đề số 13 Bình luận các quy định về đối tượng ...

Upload: bifawo

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 640
Lượt tải: 16

Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo ...

Upload: buivanba24

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 319
Lượt tải: 16

Bài tập lớn Di sản dùng vào việc thờ cúng ...

Upload: vinhkieu7985

📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 686
Lượt tải: 18

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Một số ý kiến về phạm vi giám đốc thẩm theo ...

Upload: vinacontrol13

📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 441
Lượt tải: 17

CHUYÊN MỤC

Luật
Một số ý kiến về phạm vi giám đốc thẩm theo quy định tại điều 284 BLTTHS [FONT=Times New Roman]NỘI DUNG [FONT=Times New Roman]Các bản án và quyết định của toà án mang tính quyền lực nhà nước sâu sắc, được toà án tuyên nhân danh Nhà nước, thể hiện trực tiếp thái độ của Nhà nước đối với vụ án, quyết định những vấn đề có doc Đăng bởi
5 stars - 229617 reviews
Thông tin tài liệu 4 trang Đăng bởi: vinacontrol13 - 23/05/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 23/05/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Một số ý kiến về phạm vi giám đốc thẩm theo quy định tại điều 284 BLTTHS