Mã tài liệu: 229622
Số trang: 5
Định dạng: doc
Dung lượng file: 84 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]I. Việc rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, quyết định kháng nghị tái thẩm
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]1. Việc rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Theo quy định tại khoản 3 Điều 277 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) “trước khi bắt đầu phiên tòa giám đốc thẩm, người đã kháng nghị có quyền rút kháng nghị”. Điều luật chỉ quy định chủ thể và thời điểm rút kháng nghị giám đốc thẩm. Theo chúng tôi, nói đến rút kháng nghị giám đốc thẩm còn phải đề cập đến nội dung, hình thức, thủ tục rút kháng nghị và hậu quả của rút kháng nghị.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]a. Chủ thể rút kháng nghị
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Chủ thể rút kháng nghị giám đốc thẩm là người đã kháng nghị. Điều 275 BLTTHS quy định các chủ thể có quyền rút kháng nghị giám đốc thẩm bao gồm:
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]- Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC), Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) đã kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án các cấp1;
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]- Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương đã kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án quân sự cấp dưới;
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]- Chánh án tòa án Nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng viện kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh, Chánh án tòa án quân sự cấp quân khu, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu đã kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Ngoài ra, Phó viện Trưởng viện kiểm sát, phó chánh án tòa án được uỷ nhiệm kháng nghị giám đốc thẩm (Khoản 1 Điều 36 và khoản 1 Điều 38 BLTTHS) cũng là chủ thể rút kháng nghị.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Có quan điểm cho rằng chỉ cần quy định thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm cho Viện trưởng VKSNDTC và Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương (VKSQSTW)2 Quan điểm này phù hợp với quan hệ chế ước giữa Viện kiểm sát và tòa án, đồng thời phù hợp định hướng tổ chức lại hệ thống tòa án theo cấp xét xử được đặt ra trong Nghị quyết 49 của Bộ chính trị3.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Chúng tôi tán thành quan điểm này, việc quy định Viện trưởng VKSNDTC, Viện trưởng VKSQSTW và những người được họ uỷ quyền kháng nghị đồng thời là người rút kháng nghị được chúng tôi coi là tiền đề cho những đề xuất khác.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]b. Thời điểm rút kháng nghị
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Theo quy định của BLTTHS hiện hành, việc rút kháng nghị giám đốc thẩm không được thực hiện tại phiên tòa mà chỉ được thực hiện trước khi bắt đầu phiên tòa.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Chúng tôi đề nghị bổ sung quy định về việc rút kháng nghị tại phiên tòa giám đốc thẩm với lý do tại phiên tòa, sau khi nghe trình bày bản thuyết trình về vụ án, các ý kiến, quan điểm về việc giải quyết vụ án (Khoản 2 Điều 282 BLTTHS), người đã kháng nghị mới thấy kháng nghị không có căn cứ hoặc trái pháp luật. Trong trường hợp này không nên tiếp tục khiên cưỡng duy trì kháng nghị. Do đó, cần quy định quyền rút kháng nghị tại phiên tòa. Nếu người đã kháng nghị mà uỷ quyền cho người khác tham gia phiên tòa mà người được uỷ quyền thấy kháng nghị không có căn cứ hoặc trái pháp luật thì đề nghị hoãn phiên tòa để người đã kháng nghị xem xét và quyết định. Đề xuất này cũng phù hợp với hướng dẫn tại khoản 2 Điều 56 Quy chế về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 960/2007/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng VKSNDTC4: “ Phó viện trưởng và kiểm sát nên tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm về những vấn đề đã được Viện trưởng cho ý kiến. Nếu phải thay đổi cơ bản quan điểm đã được Viện trưởng cho ý kiến thì đề nghị hoãn phiên tòa để báo cáo Viện trưởng xem xét và quyết định”. (Khoản 2 Điều 281 BLTTHS chỉ quy định hoãn phiên tòa trong trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết đồng ý và không đồng ý với kháng nghị mà không có loại ý kiến nào được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thẩm phán, Hội đồng thẩm phán tán thành. Theo chúng tôi, cần quy định thêm trường hợp hoãn phiên theo đề nghị của người được uỷ quyền tham gia phiên tòa khi thấy kháng nghị không có căn cứ hoặc trái pháp luật để người đã kháng nghị xem xét và quyết định).
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman] TÀI LIỆU
[FONT=Times New Roman]1. Trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC vì đây là quyết định của cơ quan xét xử cao nhất.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]2. Phan Thị Thanh Mai, “Giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận án tiến sỹ luật học, Hà Nội, 2007, Tr. 157-163.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]3. Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 02/06/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]4. Sau đây viết tắt là Quy chế Số 960
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]5. Phan Thị Thanh Mai, “Giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận án tiến sỹ luật học, Hà Nội, 2007, Tr. 165.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]6. Quyết định tái thẩm số 17/HĐTP-HS ngày 29/9/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]7. Trường hợp người bị kết án không xin ân giảm thì bản án tử hình được thi hành nếu tòa án xử sơ thẩm đã nhận được quyết định không kháng nghị của Chánh án TANDTC và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC; hoặc đã nhận được quyết định giám đốc thẩm hoặc quyết định tái thẩm của TANDTC giữ nguyên bản án tử hình. Trường hợp người bị kết án xin ân giảm thì bản án tử hình được thi hành nếu tòa án xử sơ thẩm đã nhận được quyết định không kháng nghị của Chánh án TANDTC, quyết định không kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC và bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình; hoặc đã nhận được quyết định giám đốc thẩm hoặc quyết định tái thẩm của TANDTC giữ nguyên bản án tử hình và bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]8. Theo quy định tại Điều 248 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 1988, Uỷ ban thẩm phán TANDTC là một cấp giám đốc thẩm xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAQSTW, tòa hình sự, tòa phúc thẩm TANDTC.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]9. Theo quy định tại điểm 4 Điều 254 và Điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]10. Quyết định giám đốc thẩm số 05/2004/HĐTP-HS ngày 24/02/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Tạp chí Tạp chí số 6/2007
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16