Mã tài liệu: 232295
Số trang: 216
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,358 Kb
Chuyên mục: Luật
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại của trách nhiệm dân sự được áp dụng khi có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật hoặc tài sản của một chủ thể nào đó đã gây ra trong thực tế một thiệt hại. Qui định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời răn đe, phòng ngừa đối với những người có hành vi gây thiệt hại hoặc để tài sản gây thiệt hại .
Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã qui định khá chi tiết và hệ thống đối với loại trách nhiệm này. Trong đó, có những qui định về những thiệt hại do chính hành vi của con người gây nên và những qui định về thiệt hại do tài sản gây thiệt hại. Tuy nhiên, một bộ phận trong những qui định này, chưa chi tiết, chưa cụ thể vẫn còn những thiếu khuyết nhất định. Đặc biệt là một số khái niệm làm bình diện chung cho vấn đề nghiên cứu cũng như áp dụng thực tiễn; vấn đề xác định thiệt hại; vấn đề xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, chủ thể được bồi thường; vấn đề xác định lỗi, mức độ lỗi; vấn đề xác định điều kiện phát sinh .
Bên cạnh đó do quá trình đô thị hoá, xây dựng mới các khu kinh tế, khu du lịch và các công trình hạ tầng cơ sở ngày càng nhiều. Các phương tiện giao thông cơ giới, các máy móc thiết bị ngày càng hiện đại hoạt động vói công suất lớn mà đặc tính hoặc cấu tạo chứa đụng những nguy hiểm khách quan trong quá trình chiếm hữu, khai thác quản lý, vận chuyển dễ gây thiệt hại ngày càng lớn cho con người, làm phát sinh trách nhiệm bồi thường do tự thân các tài sản này gây thiệt hại, mà bản thân loại trách nhiệm này vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn.
Một yêu cầu khách quan là sự điều chỉnh của pháp luật phải phù hợp với thực tế cuộc sống và xã hội Việt Nam, đồng thời phải phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và của nền kinh tế thị trưòng. Với những điểm còn thiếu vắng của chế định này làm cho cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi áp dụng qui định của pháp luật để giải quyết đối với loại trách nhiệm này. Đây được xem là một "khoảng trống" cần được khắc phục kịp thời.
Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng của nền kinh tế thị trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay thì vấn đề tài sản thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, quản lý, vận chuyển ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Vì thế, "Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại - Vấn đề lý luận và thực tiễn" cũng đặt ra nhiều hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn cần giải quyết.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài sẽ có những phân tích, luận giải về vấn đề nghiên cứu, tìm ra những thiếu khuyết trong qui định đó, đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật về chế định này nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, đồng thời góp phần nâng cao tính trách nhiệm ứng xử của mỗi chủ thể. Trước tình hình đó,việc nghiên cứu, tìm hiểu các qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại là việc làm có ý nghĩa quan trọng và cũng là một trong các nhu cầu cấp bách đối với khoa học pháp lý dân sự ở Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm BTTH nói chung và trách nhiệm BTTH do tài sản gây thiệt hại là một nội dung rất quan trọng trong pháp luật Dân sự Việt Nam cũng như đa số quốc gia trên thế giới. Bởi, các quy định của pháp luật trong chế định này đã bảo đảm khả năng bồi thường cho người bị thiệt hại một cách kịp thời và hợp lý. Vì vậy, đây là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học pháp lý cũng như các nhà thực tiễn áp dụng pháp luật. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nội dung này hoặc liên quan đến trách nhiệm BTTH nói chung, được thể hiện ở các cấp độ khác nhau:
2.1. Các bài tạp chí
[FONT=Times New Roman]- Phùng Trung Tập - Lỗi và trách nhiệm ngoài hợp đồng. Tác giả bàn về các hình thức lỗi ý nghĩa của việc xác định lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
[FONT=Times New Roman]- Nguyễn Thanh Bình – Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vài nét về thực tiễn xét xử và hướng hoàn thiện - Tạp chí Kiểm sát, số 5/2003, trang 14,15,16.
[FONT=Times New Roman]- Trần Thị Huệ- Cần sửa đổi, bổ sung chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng- Tạp chí Luật học- Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2005.
[FONT=Times New Roman]- Trần Ngọc Thành- Một số nguyên tắc đầy đủ trong dân sự- Tạp chí Toà án nhân dân tối cao, năm 2006.
[FONT=Times New Roman]- Đặng Văn Dũng - Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra - Đặc san Toà án nhân dân, năm 2006.
[FONT=Times New Roman]- Lê Phước Ngưỡng - Tìm hiểu về trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra- Tạp chí – VKSNDTC, năm 2005.
[FONT=Times New Roman]- Trịnh Đình Thế - Những bản án không thể thi hành được về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. (Dân chủ và Pháp luật, số 06/1999 - Bộ Tư pháp, 1999. – Tr.27 + 38).
[FONT=Times New Roman]- Nguyễn Thị Thuỷ - Một số vấn đề cơ bản về Luật Bồi thường thiệt hại của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Tạp chí Kiểm sát. số 05/2003, tr 53,54 .
2.2. Luận án tiến sĩ, luận văn cao học
v Lê Thị Mai Anh - Luận văn cao học - Những vấn đề cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Luận văn nghiên cứu những vấn đề chung.
v Lê Thị Bích Lan - Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiêt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
v Phạm Kim Anh - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
v Trần Thu Hiền - Những nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
v Lê Thị Mai Anh - Luận án Tiến sỹ - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
v Phạm Kim Anh - Luận án Tiến sỹ - Trách nhiệm dân sự liên đới trong pháp luật dân sự Việt Nam.
2.3. Sách tham khảo, Chuyên đề và luận văn tốt nghiệp của sinh viên
+ Một trăm mười câu hỏi và trả lời về bồi thường thiệt hại - NXB Lao động - xã hội, năm 2006.
+TS. Đinh Trung Tụng (chủ biên), Bình luận những nội dung mới của BLDS năm 2005, Nxb. Tư pháp 2005, Phần trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
+ Bùi Văn Thấm Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Chính trị quốc gia, 2004.- 556t.
+ Ngô Quỳnh Hoa, Vũ Thu Hiền - Hỏi đáp pháp luật về bồi thường thiệt hại - NxbLao động - Xã hội.- 412 tr.;
+ Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Tìm hiểu pháp luật Huyền Nga, Hương Lan, Châu Loan sưu tập và hệ thống hoá.- Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1992.
+ Một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên tại các cơ sở đào tạo luật, (Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra - Phạm Hương Giang; Năng lực chịu trách nhiệm BTTH trong BLDS - Nguyễn Thị Vinh, Các nguyên tắc BTTH - Nguyễn Thị Loan, )
Các công trình nghiên cứu trên đây hoặc mới chỉ dừng lại ở bình diện chung nhất những qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc nghiên cứu từng loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp cụ thể. Chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại. Đề tài “Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại – Vấn đề lý luận và thực tiễn” là một đề tài mang tính mới và không trùng lặp với các đề tài được thực hiện và hoàn toàn độc lập.
3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ xoay quanh vấn đề trách nhiệm bồi thường do tài sản gây thiệt hại. Cụ thể, nghiên cứu các quy định của BLDS tại các điều 623, 625, 626, 627 và các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của BLDS về loại trách nhiệm này.
3.2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Mục đích nghiên cứu đề tài là:
- Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của những quy định của pháp luật về loại trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra.
- Tìm hiểu quy định của BLDS và các văn bản pháp luật liên quan về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra, qua đó, đối chiếu, so sánh giữa quy định của pháp luật với thực tiễn về loại trách nhiệm này. Từ đó, đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra, góp phần bảo đảm việc nhận thức và áp dụng quy định của pháp luật được thống nhất trong thực tiễn.
- Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo cho sinh viên tại các cơ sở đào tạo luật, các đồng nghiệp và những người làm công tác thực tiễn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác – Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhằm tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng để đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học. Các phương pháp phân tích, so sánh, diễn giải, quy nạp, tổng hợp, chứng minh . cũng được sử dụng hợp lý trong quá trình thực hiện đề tài.
5 .Nội dung của đề tài
Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Làm rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.
- Tìm hiểu các quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra.
- Đối chiếu các quy định của pháp luật với việc áp dụng trong thực tế để tìm ra những bất cập trong quy định của pháp luật về loại trách nhiệm này.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế định này, đồng thời nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, góp phần nâng cao tính trách nhiệm ứng xử của mỗi chủ thể trong "đời sống dân sự" tại Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 794
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 768
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 216
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 17