Mã tài liệu: 120256
Số trang: 78
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Luật ngân hàng
Với xu hướng vận động và phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế Việt Nam nói chung và đặc biệt là ngành Du lịch Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việt Nam có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời, phong phú về di sản văn hoá, các làng nghề và các lễ hội truyền thống gắn với các nhóm dân tộc của cả nước. Bên cạnh đó, Việt Nam còn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài với hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thu hút các dự án thương mại và nhà ở. Không những thế Việt Nam được mệnh danh là ‘điểm đến an toàn và thân thiện’ cho du khách đặt chân tới đây. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê về Du lịch thì năm 2009 Việt Nam đã đón 3.8 triệu lượt khách dẫn tới tổng doanh thu của toàn ngành trong năm ước đạt 68,000 – 70,000 tỷ đồng tăng khoảng 10% so với năm 2008. Chúng ta dự kiến được rằng năm 2010, Việt Nam sẽ đón 4.5 – 4.6 triệu lượt khách quốc tế tăng 18 – 21% so với năm 2009 và 28 triệu lượt khách nội địa. Các cơ sở kinh doanh lưu trú và ăn uống đặc biệt là hãng kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng cần nắm bắt thời cơ mở rộng quy mô kinh doanh đồng thời cũng dự trù tới những khoản chi phí hao hụt để làm sao vừa đáp ứng nhu cầu của khách vừa đạt được mục tiêu của mình để làm ăn kinh doanh có hiệu quả. Với vai trò là một trong những khách sạn năm sao hàng đầu tại Việt Nam thì khách sạn Hilton Hanoi Opera đang ngày càng củng cố thương hiệu của mình thông qua chất lượng phòng ngủ và các dịch vụ cung cấp như ăn uống, giải trí, làm đẹp… Góp phần làm tăng doanh thu cho khách sạn khoảng 16%, chúng ta phải kể đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng Âu – Chez Manon, là nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn theo thực đơn của người nước ngoài cũng là một trong những diện mạo của khách sạn được khách hàng biết tới. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhà hàng có thể hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả. Bởi vì quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ giúp cho nhà hàng củng cố nguồn lực tài chính, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công nghệ kỹ thuật trong nhà hàng. Hơn nữa, khi đó nhà hàng sẽ đảm bảo khả năng thanh toán tạo uy tín với các nhà cung cấp, cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ, nhân viên trong nhà hàng. Nó tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng cũng như của toàn khách sạn
Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh trong khách sạn, nhà hàng
Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của nhà hàng Âu
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà hàng Âu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 3725
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 691
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 1405
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 761
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 1748
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 2542
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 19