Mã tài liệu: 44614
Số trang: 64
Định dạng: docx
Dung lượng file: 181 Kb
Chuyên mục: Luật kinh tế
Ở nước ta vào những năm 1980 trở về trước, nền kinh tế còn mang nặng tính hành chính, bao cấp, sức lao động chưa được coi là hàng hoá, do đó cũng không có khái niệm thị trường mua bán sức lao động. Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người, nên mọi người đi làm trong khu vực hành chính cũng như trong khu vực công nghiệp, thương nghiệp đều trong biên chế được hưởng lương của nhà nước. Do đó, về mặt lý luận cũng như pháp luật, chúng ta chưa nêu ra khái niệm thế nào là tranh chấp lao động. Mọi tranh chấp xảy ra giữa cán bộ công nhân viên chức và người lãnh đạo, người quản lý được giải quyết bằng thủ tục hành chính. Ngày 14 - 01 - 1985, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 10/HĐBT chuyển Toà án nhân dân xét xử bốn loại về tranh chấp lao động bao gồm:
Công nhân viên chức Nhà nước bị xử lý bằng hình thức buộc thôi việc.
Học sinh học nghề trong nước, học sinh học nghề, giáo viên dạy nghề và thực tập sinh sản xuất ở nước ngoài bị buộc phải bồi thường phí tổn đào tạo cho Nhà nước và bị thi hành kỷ luật.
Những người đi hợp tác lao động với nước ngoài bị buộc phải bồi thường phí tổn cho Nhà nước và vi phạm hợp đồng, bị kỷ luật phải về nước trước thời hạn.
Những tranh chấp giữa người làm công với chủ tư nhân.
Quyết định số 10/HĐBT chưa đưa ra khái niệm tranh chấp lao động và việc giải quyết bốn loại việc trên của Toà án theo thủ tục giải quyết một vụ án dân sự, chứ không phải án lao động.
Với Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), công cuộc đổi mới của nước ta được khởi xướng. Một trong những nội dung cốt lõi của đổi mới là đổi mới nền kinh tế, xây dựng chế độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Quan hệ lao đông cũng được đổi mới, vì vậy ngày 20 - 08 - 1990, Hội đồng Nhà nước đã ban hành pháp lệnh hợp đồng lao động, trong đó, có một chương (chương IV) “Giải quyết tranh chấp lao động và xử lý vi phạm”. Từ đây, khái niệm “tranh chấp lao động” đã được pháp luật ghi nhận. Điều 27 Pháp lệnh hợp đồng lao động ghi “Bất đồng nảy sinh giữa hai bên về việc thực hiện hợp đồng lao động gọi là tranh chấp lao động và được giải quyết theo trình tự giải quyết tranh chấp lao động”.
Pháp lệnh hợp đồng lao động đã đưa ra khái niệm về tranh chấp lao động, đồng thời đã nêu ra các cơ quan giải quyết tranh chấp lao động gồm: Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, Hội đồng trọng tài cấp huyện trở lên cử ra và Toà án nhân dân (Điều 29). Nhưng pháp lệnh hợp đồng lao đồng chưa phân biệt tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể và chưa nêu ra cách thức giải quyết của các cơ quan trên như thế nào.
Kết cấu chuyên đề:
Chương I: Những vấn đề chung
Chương II: Thực tiễn giải quyết các tranh chấp lao động tại toà án trong những năm qua
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất chất lượng giải quyết án Lao động
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 716
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 723
⬇ Lượt tải: 17