Mã tài liệu: 48623
Số trang: 21
Định dạng: docx
Dung lượng file: 169 Kb
Chuyên mục: Luật kinh tế
Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang là vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay. Chính đặc điểm này đã tạo sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao giữa các quốc gia và khu vực. Các định chế và các tổ chức kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế đã được hình thành để phục vụ cho kinh tế quốc tế và các lĩnh vực khác trên thế giới. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập ngày 1/1/1995 đến nay đã có hơn 148 nước tham gia và tương lai sẽ trở thành tổ chức lớn nhất hành tinh.
Sự ô nhiễm và suy giảm môi trường nghiêm trọng dẫn đến công tác bảo vệ môi trường có ý nghĩa vô cùng lớn. Bảo vệ môi trường được coi là một trong những nền tảng cơ bản cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. Do vậy, trong thời kỳ hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa, việc bảo vệ và giữ gìn một môi trường trong lành, xanh sạch đẹp đã trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và hết sức cần thiết đối với mọi quốc gia, đặc biệt là với Việt Nam – một quốc gia đang phát triển và có môi trường ô nhiễm khá nặng. Ở Việt Nam, công tác bảo vệ môi trường bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Trong đó hoạt động quản lý chất thải là một hoạt động quan trọng và thu hút được khá nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức và cá nhân. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, khi môi trường đang ngày một suy thoái ở mọi lĩnh vực thì công tác bảo vệ môi trường nói chung cũng như hoạt động quản lý chất thải nói riêng ở Việt Nam cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Tiến vào thời kỳ hội nhập, công tác quản lý môi trường cũng như công tác quản lý chất thải ở Việt Nam có rất nhiều những điều kiện thuận lợi để thực một cách nhanh chóng và có hiệu quả cao. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập cũng lại đặt ra cho công tác quản lý chất thải ở nước ta rất nhiều thách thức, khó khăn cần được khắc phục.
Để tiến hành công tác quản lý chất thải có hiệu quả, Đảng và Nhà nước đã đưa ra một số những biện pháp cụ thể trong đó biện pháp quan trọng nhất và có hiệu quả nhất là biện pháp quản lý chất thải bằng pháp luật. Biện pháp này được thực hiện bằng việc Đảng và Nhà nước đã cho ra đời nhiều văn bản pháp quy quy định về công tác quản lý chất thải. Thông qua hệ thống các văn bản pháp quy hiện hành ấy, ta có thể đánh giá được một cách toàn diện nhất hoạt động quản lý chất thải ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Bài làm bao gồm:
I/Khái quát chung
II/ Thực trạng chất thải và pháp luật quản lý chất thải trong thời kỳ hội nhập kinh tế ở Việt Nam
III/ Đánh giá hoạt động quản lý chất thải bằng pháp luật ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 224
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 222
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 872
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 172
👁 Lượt xem: 736
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 16
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 771
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16