Mã tài liệu: 43919
Số trang: 108
Định dạng: docx
Dung lượng file: 252 Kb
Chuyên mục: Luật kinh tế
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02 tháng 9 năm 1945 đã dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 10 tháng 9 năm 1945, thay mặt Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký Sắc lệnh số 27/SL thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu, tên gọi đầu tiên của Hải quan Việt Nam ngày nay, với nhiệm vụ "đảm bảo công việc của Sở Tổng Thanh tra độc quyền muối và thuốc phiện và các Sở Thương chính Bắc, Trung và Nam Bộ".
Đã 60 năm trôi qua, cùng với những thành tựu đã giành được trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, vị thế và vai trò của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được củng cố và phát triển. Cùng với cả nước, Hải quan Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, luôn là lực lượng "gác cửa đất nước trên mặt trận kinh tế, chính trị, an ninh và đối ngoại" [39]. Trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay pháp luật hải quan đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển, tăng thu cho ngân sách nhà nước, từng bước hiện đại hóa và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Hải quan năm 1990, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm quản lý từ những năm 1985 trở về trước. Nhiều nội dung quy định của Pháp lệnh không còn phù hợp với các văn bản pháp luật được ban hành từ những năm 1990, đặc biệt là với Hiến pháp năm 1992. Pháp lệnh chưa thể chế hóa kịp thời quan điểm đổi mới của Đảng về chính sách phát triển kinh tế - x• hội liên quan đến yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế mà Việt Nam đ• tham gia hoặc có nghĩa vụ phải thực hiện.
Trong bối cảnh trên đòi hỏi cần phải hoàn thiện hơn nữa pháp luật hải quan nói chung, pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, hiện đại hóa, hội nhập của ngành Hải quan để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Ngày 29 tháng 6 năm 2001 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa X, kỳ họp thứ 9) thông qua Luật Hải quan, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn 11 năm thực hiện Pháp lệnh Hải quan đồng thời tham khảo Luật Hải quan của một số nước trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương và thế giới (Philippin, Indonesia, Trung Quốc, úc, Pháp, Hoa kỳ). Việc ban hành Luật Hải quan có ý nghĩa quan trọng, góp phần hoàn thiện một bước hệ thống pháp luật Luật Hải quan trên nguyên tắc thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 về xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội trong lĩnh vực hải quan. Luật đã nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ, điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội liên quan đến hoạt động hải quan, phù hợp với cơ chế quản lý trong giai đoạn mới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 242
👁 Lượt xem: 711
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 809
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 757
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 161
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 874
⬇ Lượt tải: 17