Mã tài liệu: 116492
Số trang: 98
Định dạng: docx
Dung lượng file: 536 Kb
Chuyên mục: Hợp đồng
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra những yêu cầu to lớn đối với công tác quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế -xã hội, trong đó quản lý nhà nước về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng phức tạp liên quan trực tiếp tới lợi ích của từng đối tượng sử dụng đất. Các quan hệ đất đai chuyển từ chỗ là quan hệ khai thác chinh phục tự nhiên chuyển thành các quan hệ kinh tế xã hội về sở hữu và sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất đai, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó Đảng và nhà nước luôn khuyến khích động viên các đối tượng sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm đạt hiệu quả cao theo pháp luật. Tuy vậy đất đai là sản phẩm của tự nhiên và nó tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội do đó các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó mhững vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo đươc các lợi ích của người sử dụng đất. Luật đất đai năm 1993 và bộ luật dân sự năm 1995 cũng đã có những quy định đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nhưng sau khi luật đất đai năm 1993 ban hành cùng với luật sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2001 đặc biệt là do tác động của cơ chế thị trường, công tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn bị buông lỏng chưa được quan tâm đúng mức. Thêm vào đó, ý thức pháp và hiểu biết pháp luật đất đai của các đối tượng sử dụng còn hạn chế dẫn đến những vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất gây nhiều hậu quả xấu về mặt kinh tế xã hội. Nhất là đối với thủ đô Hà Nội, với vai trò là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá xã hội của cả nước, yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý và sử dụng một cách hiệu quả đầy đủ, hợp lý đất đai là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu đó đã và đang được Đảng bộ và nhân dân thành phố Hà Nội quyết tâm thực hiện và đã đạt được những kết quả không nhỏ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội. Để có thể đạt được mục tiêu mà thành phố Hà Nội đề racần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền, các bộ ngành có liên quan.
Ngoài lời nói đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
- ChươngI: Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- ChươngII: Thực trạng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố.
- ChươngIII: Giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý đất đai trên địa bàn thành phố.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 691
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1100
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 691
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 786
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 662
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 3263
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 1385
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 18