Mã tài liệu: 128548
Số trang: 41
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Hợp đồng
Thuật ngữ "quản lý" có nhiều nghĩa khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt, quản lý được hiểu dưới 2 khía cạnh: "1. Trông coi và gìn giữ theo những yêu cầu nhất định"; "2. Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định" [1]. Còn theo sách gốc và nghĩa từ Việt thông dụng, quản lý được hiểu là "trông nom, sửa sang, sắp đặt công việc" [2]. Ở phương Tây từ "quản lý" (management) có nguồn gốc Italia (managgiare) và từ này lại được rút ra từ chữ La tinh là "manus" nghĩa là bàn tay [3].
Như vậy có thể thấy rằng thuật ngữ quản lý có nhiều cách diễn đạt khác nhau tuỳ theo góc độ tiếp cận. Tuy nhiên quan điểm chung nhất về quản lý do các nhà điều khiển học đưa ra thì quản lý được hiểu là "sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hoá nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định [4]. Trong khái niệm này, "sự tác động có định hướng" được hiểu là sự tác động có tính kế hoạch của người quản lý vào bất kỳ một thời điểm nào đó, hướng đến đối tượng là "một hệ thống nào đó". Hệ thống này được xác định là "tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất" [5].
Như đã nói ở trên, do tính kế hoạch của người quản lý nên sự tác động được xác định mục đích rõ ràng là "nhằm trật tự hoá một hệ thống bất kỳ nào đó. Do đó, có thể thấy rằng, trước khi có tác động quản lý thì các "yếu tố", các "đơn vị" của một hệ thống đang ở trạng thái tự nhiên, tự phát, chưa được sắp xếp thứ bậc. Nhưng dưới sự tác động của người quản lý thì các "yếu tố, "đơn vị" được sắp đặt vào nòng, trật tự theo ý chí của người quản lý. Vị trí vai trò của người quản lý thể hiện rất rõ qua việc có "trật tự hoá" được hệ thống đó hay không. Ngoài ra, người quản lý còn phải biết hướng hệ thống đó phát triển theo những quy luật nhất định. Có như vậy người quản lý mới đóng vai trò thúc đẩy, quy hoạch, khơi gợi, phát huy tính trội của từng "yếu tố", "đơn vị" tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đồng thời hạn chế, ngăn ngừa, loại trừ những tác hại của các yếu tố, đơn vị cản trở tính thống nhất của hệ thống.
Trong quản lý xã hội nói chung và quản lý lao động trong quá trình sản xuất, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ: quản lý là một dạng hoạt động - một hiện tượng tất yếu trong xã hội loài người. Các Mác cho rằng: "quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động" [6] và "lao động giám sát và quản lý cần thiết ở tất cả những nơi, mà hoạt động sản xuất trực tiếp có hình thức của một quá trình phối hợp mang tính xã hội chứ không phải là lao động riêng lẻ của những người sản xuất độc lập" [7].
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 748
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 969
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 216
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 788
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 655
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 1135
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16