Mã tài liệu: 130574
Số trang: 30
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Hợp đồng
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng ta từ những năm 1986 đến nay, nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta đã và đang hình thành và phát triển. Hiện thực khách quan của 20 năm đổi mới nền kinh tế đòi hỏi đồng thời và tiếp tục đổi mới các bộ phận của kiến trúc thượng tầng. Hệ thóng chính trị nói chung và nhà nước pháp luật nói riêng đang từng bước đổi mới và hoàn thiện. Những kết quả của chương trình cải cách nền hành chính quốc gia đang có tác động tích cực làm cho nền kinh tế thị trường ngày một phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, vì nhân dân đang là những nội dung mục tiêu to lớn như Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng đã ghi: "Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" [Báo nhân dân, ra ngày 3-2-2006, tr. 6].
Một trong những vấn đề hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN đặt ra việc xác định và hoàn thiện chức năng quản lý kinh tế của nhà nước nói chung và hoàn thiện pháp luật thực hiện chức năng quản lý kinh tế của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng là đề tài có tính lý luận thời sự cấp bách.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung không thể không hoàn thiện pháp luật về thực hiện chức năng quản lý kinh tế của các cơ quan nhà nước ở địa phương. Vấn đề tăng tính cụ thể, minh bạch và khả thi của các lĩnh vực hành chính kinh tế sẽ góp phần đảm bảo vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp ứng và thể hiện phương thức quản lý của nhà nước pháp quyền.
Quản lý hành chính của Chính phủ về kinh tế đang phân cấp mạnh cho địa phương, giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương. Vì vậy, việc luật hóa các chủ trương này là cần thiét. Có như vậy hoạt động thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Chính phủ mới thống nhất, thông suốt và mạnh mẽ.
Pháp luật về thực hiện chức năng quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương còn là cơ sở để chấn chỉnh bộ máy chính quyền địa phương, quản lý cán bộ, công chức nhà nước, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, làm quyền.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 734
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 4236
⬇ Lượt tải: 24
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 683
⬇ Lượt tải: 18