Mã tài liệu: 256499
Số trang: 12
Định dạng: doc
Dung lượng file: 141 Kb
Chuyên mục: Luật
I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ:
Cạnh tranh là yếu tố tất yếu trong quy luật của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh là động lực để nền kinh tế hàng hóa phát triển đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp năng động hơn, nỗ lực hết mình để nắm giữ thị trường. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng mang đến nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp nếu như họ không nhanh chóng nắm bắt thị trường và đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Trong thực tế, bên cạnh những hành vi cạnh tranh lành mạnh, phần lớn vẫn tồn tại rất nhiều những hành vi cạnh tranh không lành mạnh và những hành vi hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong phạm vi bài tập, chúng ta sẽ tìm hiểu căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004 và thực tiễn áp dụng để hiểu rõ hơn vấn đề này.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái quát về pháp luật cạnh tranh và hành vi hạn chế cạnh tranh:
1.1. Khái quát về pháp luật cạnh tranh:
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là yếu tố tất yếu để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Cạnh tranh gắn với sự sống còn của các doanh nghiệp. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trong thị trường hàng hóa. Cạnh tranh cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ áp dụng nhiều cách thức để giành thị trường bằng việc tác động trực tiếp tới khách hàng thông qua các yếu tố như giá cả hàng hóa, số lượng, chất lượng, dịch vụ hoặc kết hợp các yếu tố này hoặc yếu tố khác để tác động tới khách hàng. Trong thị trường mà các doanh nghiệp cùng ganh đua để đạt được mục đích của mình, ắt hẳn sẽ không tránh khỏi những hành vi trái pháp luật có thể gây ra hậu quả trực tiếp tới khách hàng. Chính vì vậy, phải có một hàng rào pháp lý trong lĩnh vực này được đặt ra để hạn chế những hành vi cạnh tranh sai trái của những doanh nghiệp. Pháp luật cạnh tranh đã ra đời nhằm thực hiện nhiệm vụ đó. Pháp luật cạnh tranh không phải là pháp luật có mục tiêu trực tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh của một quốc gia mà nó mang tính ngăn cản và can thiệp trực tiếp vào hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa, xử lí những hành vi cạnh tranh trái pháp luật
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 633
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 894
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 1127
⬇ Lượt tải: 23
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 19