Mã tài liệu: 254211
Số trang: 72
Định dạng: doc
Dung lượng file: 431 Kb
Chuyên mục: Luật
MỤC LỤC
[TABLE="width: 576"]
LỜI NÓI ĐẦU
4
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ
9
[*] NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH
9
1.1.1 Khái niệm tài phán hành chính
9
1.1.2 Tính đặc thù của tài phán hành chính
11
1.2 MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
13
1.2.1 Hệ thống tài phán hành chính Pháp
15
1.2.2 Toà án hành chính Thụy Điển
17
1.2.3 Hệ thống cơ quan tài phán hành chính Hoa Kỳ
18
1.3 LÝ LUẬN MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
21
1.3.1 Định hướng thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam
21
1.3.2 Khái quát mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ
23
1.3.3 Tính hợp lý của việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ
28
CHƯƠNG II
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT LẬP MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ
31
2.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH HIỆN NAY
31
2.1.1 Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước
31
2.1.2 Thực trạng công tác giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân
40
2.2 YÊU CẦU ĐẢM BẢO QUYỀN KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
54
2.2.1 Về thiết chế giải quyết tranh chấp hành chính
55
2.2.2 Về nguyên tắc trong giải quyết các khiếu kiện hành chính
56
2.2.3 Thủ tục hành chính bảo đảm thực hiện quyền khiếu kiện hành chính của các chủ thể
56
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH VÀ VIỆC THIẾT LẬP MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ HIỆN NAY
59
3.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH HIỆN NAY
59
3.1.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính của cơ quan hành chính nhà nước
59
3.1.2 Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân
62
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THIẾT LẬP MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ
65
KẾT LUẬN
70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
72
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Khiếu kiện hành chính là việc cá nhân, tổ chức yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần bảo đảm pháp chế và nâng cao hiệu lực quản lý hành chính nhà nước.
Từ ngày 01/7/1996, Toà án nhân dân được giao thêm thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính. Cùng với phương thức giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành chính, công tác giải quyết các khiếu kiện hành chính đã đạt được những kết quả nhất định. Thể hiện ở việc quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện đã được bảo vệ, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ngày một hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, ý thức tự giác đấu tranh của người dân với sai phạm trong quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình cũng dần được nâng cao. Tuy nhiên, công tác giải quyết các khiếu kiện hành chính với mô hình hiện tại trong những năm qua còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Tiến trình cải cách nền hành chính, cải cách tư pháp của quốc gia luôn phải bám sát yêu cầu tiếp tục mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo. Nghiên cứu đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống cơ quan công quyền song song với việc tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cáo nói chung và khiếu kiện hành chính nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền là một nhiệm vụ cấp thiết. Một trong những giải pháp đã và đang được đặt ra là nghiên cứu thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính theo hướng kết hợp song song giữa việc xây dựng hệ thống cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ và việc tiếp tục hoàn thiện chế định tòa hành chính nhằm đảm bảo tính độc lập tư pháp trong quá trình giải quyết khiếu kiện hành chính. Thực tế cho thấy việc tồn tại song song của hai hệ thống tài phán, một thuộc nhánh hành pháp, một thuộc nhánh tư pháp đã được duy trì hiệu quả ở một số nước trên thế giới.
Mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ có thể được thành lập ở ba cấp: trung ương, khu vực và vùng, thực hiện chức năng tài phán hành chính độc lập với chức năng quản lý, điều hành của cơ quan hành pháp. Điều này phù hợp với sự phát triển của khoa học luật hành chính trong thế kỷ XXI: nền hành chính hiện đại bao gồm hành chính quản lý và hành chính tài phán; xu hướng tiếp tục phát triển hệ thống giải quyết tranh chấp hành chính tại tòa án kết hợp với việc giải quyết khiếu kiện hành chính tại một hệ thống cơ quan hành chính thuộc nhánh hành pháp – cơ quan tài phán hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, đã có không ít các đề tài, công trình nghiên cứu về mô hình cơ quan tài phán hành chính: Đề án “Tài phán hành chính” do Thanh tra Chính phủ chủ trì đang tiếp tục được nghiên cứu và soạn thảo. Nhiều bài viết trên các tạp chí, các bài tham luận tại các hội thảo khoa học cũng đề cập đến những khía cạnh khác nhau về tài phán hành chính như: “Vấn đề tổ chức tài phán hành chính ở nước ta” của Luật gia Nguyễn Văn Thảo – Viện trưởng viện nghiên cứu pháp lý của Bộ Tư pháp; “Xung quanh vấn đề tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở nước ta” của Tiến sĩ Trần Nho Thìn; “Tính đặc thù của tài phán hành chính” của PGS Lê Bình Vọng; “Quan niệm về phân công quyền lực và chức năng tài phán hành chính” của GS,TS Nguyễn Duy Gia; “ Tài phán hành chính, vấn đề bảo đảm công lý hành chính ở các nước trên thế giới” của Tiến sĩ Đinh Văn Minh; “Thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: vài ý tưởng từ mô hình cơ quan tài phán của Autraylia” và “Đổi mới cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” của Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang; “ Thành lập cơ quan tài phán hành chính- công cụ hữu hiệu trong giải quyết khiếu nại tố cáo hành chính” của luật gia Nguyễn Mạnh Cường; “Hoàn thiện chế định tài phán hành chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển: Một vài kinh nghiệm từ hệ thống luật châu Âu lục địa, Nhật Bản và Trung Quốc” và Luận án tiến sĩ: “Mô hình và thẩm quyền của Tòa hành chính ở Việt Nam và một số kinh nghiệm nước ngoài” của Tiến sĩ Phạm Hồng Quang
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về tài phán hành chính và mô hình cơ quan tài phán hành chính. Mỗi công trình có một cách tiếp cận vấn đề khác nhau với mục đích là nghiên cứu và hoàn thiện hơn chế định pháp luật này. Do tính mới của vấn đề mà việc nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện thêm cả về lý luận và thực tiễn để dần hình thành một hệ thống quan điểm khoa học về tài phán hành chính là một yêu cầu tất yếu, khách quan.
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài và tình hình nghiên cứu nêu trên, em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp: “Cơ sở lý luận và thực tiến của việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ”
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trong khuôn khổ hạn chế của luận văn tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về tài phán hành chính, cơ sở cho việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ đồng thời kiến nghị, đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay và việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ ở Việt Nam.
Hiện nay, hướng hoàn thiện pháp luật hành chính là việc nghiên cứu và xây dựng trên thực tiễn hệ thống cơ quan giải quyết khiếu kiện hành chính thuộc nhánh hành pháp song song với việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động của tòa hành chính.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện các chế định pháp luật về tài phán hành chính và mô hình cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam nhằm khắc phục những hạn chế của phương thức giải quyết khiếu kiện hành chính theo mô hình hiện có, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu kiện hành chính, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho công dân thực hiện tốt quyền khiếu kiện hành chính của mình.
Xuất phát từ mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tài phán hành chính và mô hình cơ quan tài phán hành chính.
- Nghiên cứu một số mô hình cơ quan tài phán tiêu biểu trên thế giới, đặc biệt quan tâm đến mô hình cơ quan tài phán thuộc nhánh hành pháp; ưu điểm, hạn chế của các mô hình đó.
- Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn cho việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ.
- Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay và việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, cải cách hành chính, đổi mới hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài có những đóng góp nhất định về lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện hơn lý luận về việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu và thực tiễn cơ chế giải quyết khiếu hiện hành chính tại cơ quan tài phán hành chính.
7. Kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn có những nghiên cứu mới như sau:
- Khẳng định tính kém hiệu quả việc giải quyết tranh chấp hành chính do hạn chế của mô hình hiện nay. Thông qua việc phân tích các cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất quan điểm xây dựng mô hình: cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ song song với việc tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa hành chính.
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao tính khả thi của mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ ở Việt Nam.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chương:
- Chương I: Khái quát mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ
- Chương II: Cơ sở thực tiễn của việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ
- Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu kiên hành chính và việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ hiện na
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 778
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 811
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16