Mã tài liệu: 254218
Số trang: 69
Định dạng: doc
Dung lượng file: 347 Kb
Chuyên mục: Luật
LỜI NÓI ĐẦU
[*]Tính cấp thiết
Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, từ lâu đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật, trước hết là Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nước ta. Bên cạnh đó, Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005) cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình. Việc mở rộng và bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại của công dân là một sự phản ánh khách quan, đầy đủ, hiện thực nền dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Mặt khác, nó cũng chính là thước đo giá trị nền dân chủ, phản ánh bản chất giai cấp của nhà nước ta.
Mặc dù pháp luật về quyền khiếu nại đã được chỉnh sửa nhiều lần nhưng thực tiễn cho thấy công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập. Số lượng đơn thư khiếu nại của công dân về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước ở tất cả các cấp chính quyền, trên hầu hết lĩnh vực quản lý nhà nước ngày càng gia tăng, tính chất các vụ việc khiếu nại ngày càng phức tạp hơn.
Thực tế cho thấy, khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai đã và đang là một hiện tượng phổ biến, nhức nhối trong xã hội.Đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc chia lại đất cho nhân dân, cùng với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa đất nước với nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội liên quan trực tiếp đến nguồn tài nguyên đất của nước ta thì đơn thư khiếu nại ngày càng nhiều. Do nhiều nguyên nhân mà tình trạng khiếu nại đất đai những năm qua đã gây nhiều bức xúc trong dư luận, có xu hướng tăng về số lượng và phức tạp về nội dung. Khiếu nại về đất đai tập trung chủ yếu là các khiếu nại về bồi thường, tái định cư; khiếu nại về cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khiếu nại về quyết định xử lý vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai; khiếu nại việc giải quyết tranh chấp về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyền khiếu nại quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng được thực hiện đúng. Văn bản pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, văn bản pháp luật về đất đai của nhà nước ta còn nhiều bất cập, thiếu tính thống nhất. Khiếu nại đất đai diễn ra thường là giữa người dân và cấp chính quyền. Trên thực tế, người cầm quyền luôn có khuynh hướng giải quyết mang tính chất có lợi nhất cho phía cầm quyền, do đó dẫn đến thực trạng làm cho xong. Ngược lại, người dân do thiếu hiểu biết về pháp luật nên không sử dụng đúng quyền khiếu nại của mình trong phạm vi pháp luật cho phép. Đơn thư khiếu nại chuyển lòng vòng, gây mất thời gian cho người khiếu nại cũng như cơ quan, đơn vị thụ lý. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân quan trọng có thể kể đến là việc phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai hiện nay còn nhiều mâu thuẫn.
Thành phố Hà Nội kể từ năm 2008 đã được mở rộng thêm địa giới hành chính bao gồm các quận huyện cũ, toàn bộ tỉnh Hà Tây, một huyện của tỉnh Hòa Bình và một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc. Các địa phương mới được sát nhập có tốc độ đô thị hóa cao với nhiều dự án đang được triển khai để phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, cũng giống như nhiều đô thị khác ở nước ta, khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Hà Nội rất phức tạp, bộc lộ không ít những vướng mắc, bất cập cần được nghiên cứu, tháo gỡ.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề phân định thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, phân tích những hạn chế, tồn tại của thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai tại thành phố Hà Nội để đưa ra những giải pháp phù hợp, tôi đã chọn đề tài: “Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
II.Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai là vấn đề đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến ở góc độ lý luận và thực tiễn. Trong đó phải kể đến: Giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Khoa Hành chính nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2008; Tài liệu về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính của GS.TS. Phạm Hồng Thái – Khoa Luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sỹ luật học: “ Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước” của thạc sỹ Nguyễn Thị Minh Hà, Đại học Luật Hà Nội năm 2002; Luận văn thạc sỹ luật học “Giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Hải Dương hiện nay” của thạc sỹ Nguyễn Hoài Thoa, Trường Đại học Luật năm 2007; Báo cáo hội nghị tổng kết các tác thanh tra các năm 2007, 2008, 2009 có nội dung thống kê số liệu, tình hình khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong các năm; Tài liệu về “Cơ chế giải quyết khiếu nại – Thực trạng và giải pháp” do TS. Hoàng Ngọc Giao chủ biên của Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển; Tài liệu “Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo” có nội dung nói đến những giải pháp đối với công tác giải quyết khiếu nại; “Văn hóa ứng xử của người cán bộ thanh tra trong giải quyết khiếu nại, tố cáo” đăng trên trang mạng thanhtravietnam.vn; “Vì sao khiếu nại về đất đai tăng mạnh” đăng trên trang mạng của Viện khoa học thanh tra www.giri.ac.vn; “Giải quyết khiếu nại về đất đai theo Nghị định số 84/2007/NĐ-CP” của tác giả Cam Quang Vinh trên tạp chí Thanh tra số 8; “Sự xung đột giữa Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật đất đai trong quy định về giải quyết khiếu nại đất đai” của tác giả Trần Văn Dương đăng trên Tạp chí thanh tra; “Vướng mắc về pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai” đăng trên trang mạng nghiên cứu lập pháp www.nclp.org.vn ; “Đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính hiện nay ở Việt Nam” đăng trên trang mạng của Viện khoa học thanh tra www.giri.ac.vn.
Ở một chừng mực nhất định, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu này hoặc chỉ tập trung nêu và diễn giải các quy định của pháp luật hiện hành hoặc chỉ nêu một số mâu thuẫn về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành giữa luật khiếu nại với các luật chuyên ngành; hoặc khái quát thực trạng, nguyên nhân mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước. Hơn nữa, cũng chưa có công trình nghiên cứu về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai ở một địa phương nhất định, trên một địa bàn cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề lý luận thực tiễn có liên quan. Vì vậy, việc nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước, cũng như phân tích rõ thực tiễn giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố Hà Nội là cần thiết.
III. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện chế định pháp luật về phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đất đai, tăng cường pháp chế XHCN, đảm bảo cho công dân thực hiện tốt quyền khiếu kiện hành chính của mình.
Xuất phát từ mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thẩm quyền giải quyết các khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước.
- Nghiên cứu thực tiễn việc áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết các khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước tại Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đất đai hiện nay.
IV. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp cao học luật, luận văn đi sâu nghiên cứu vấn đề phân định thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, về khiếu nại hành chính, pháp luật hiện hành về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai, thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai tại thành phố Hà Nội để đưa ra những giải pháp phù hợp.
V. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các quan điểm và nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Luận văn còn nghiên cứu dựa trên cơ sở các quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và nhà nước trong việc phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại hành chính đặc biệt là đối với các khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử: Phương pháp lịch sử giúp thu thập các thông tin về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai; tiếp theo sắp xếp các thông tin đó theo một trật tự nhất định từ đó làm bộc lộ logic tất yếu trong tiến trình phát triển của vấn đề này.
Ngoài ra, các phương pháp: phân tích - tổng hợp, thống kê và so sánh, phương pháp tổng kết thực tiễn địa phương cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
VI. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến thẩm quyền giải quyết các khiếu nại đất đai và thực trạng của việc áp dụng các quy định đó tại thành phố Hà Nội, Đề tài có những đóng góp nhất định về lý luận và thực tiễn, đưa ra một số giải pháp thiết thực, góp phần hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hoạt động giải quyết khiếu nại đất đai hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu và thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước.
VII. Kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn là một sự bổ sung đáng chú ý về việc phân định thẩm quyền giải quyết các khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước và các biện pháp nhằm phát huy tính dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa thông qua việc đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại của công dân trong lĩnh vực đất đai dựa trên việc nghiên cứu thực trạng của công tác này trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Những đề xuất trong Luận văn có thể được xem xét, lưu ý trong quá trình sửa đổi bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo và một số văn bản luật chuyên ngành có liên quan để quyền khiếu nại của công dân thực sự phát huy giá trị của nó trên thực tế.
VIII. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước
- Chương II: Pháp luật hiện hành về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước và thực tiễn thực hiện tại thành phố Hà Nội
- Chương III: Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của cơ quan hành chính nhà nướ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1112
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 761
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 1014
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16