Mã tài liệu: 235499
Số trang: 9
Định dạng: doc
Dung lượng file: 76 Kb
Chuyên mục: Luật
Trong lĩnh vực lao động, cơ chế ba bên theo cách gọi của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) là một cơ chế thông dụng ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, được sử dụng trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, tổ chức và quản lí lao động cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh, kể cả giải quyết tranh chấp lao động và đình công. Tuy nhiên, với các nước có nền kinh tế thị trường và quan hệ lao động chưa phát triển như Việt Nam, thì cơ chế ba bên còn là vấn đề mới mẻ và đang từng bước được ứng dụng. Vì vậy, tìm hiểu khái niệm cơ chế ba bên là việc làm cần thiết và tất yếu cho những quốc gia bắt đầu ứng dụng cơ chế này.
1. Cơ chế ba bên và những khái niệm liên quan
Theo Từ điển Tiếng Việt, "cơ chế" là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện” (1). Tương tự, các tác giả của cuốn Đại từ điển Tiếng Việt cho rằng cơ chế là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện.
Về phương diện khoa học, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm "cơ chế”. Trong cuốn Sổ tay về phát triển, thương mại và WTO, các nhà khoa học cho rằng “cơ chế là một phương thức, một hệ thống các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho sự vận động của một sự vật hay hiện tượng” (2). Một quan điểm cụ thể hơn về cơ chế được đề cập trong cuốn Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới - World Trade Organization. Theo các tác giả của cuốn sách này, thì nói đến cơ chế bao giờ cũng gồm hai mặt: bên ngoài (thể hiện ở cách thức tổ chức nên nó) và bên trong (sự tổ chức và hoạt động ngay trong nội tại của sự vật, hiện tượng). Nói cách khác, cơ chế là hệ thống các mối quan hệ hữu cơ, liên quan đến cách thức tổ chức, hoạt động, cách thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Cơ chế là một quá trình, một hệ thống, là tổng thể các yếu tố tạo nên sự hoạt động của sự vật, hiện tượng(3).
Như vậy, về phương diện từ điển học và phương diện khoa học, dù cách tiếp cận của các nhà khoa học không hoàn toàn giống nhau, nhưng có thể nhận thấy các quan điểm này đều chỉ ra hai yếu tố cơ bản tạo thành cơ chế. Đó là: yếu tố tổ chức (cơ cấu) và yếu tố hoạt động (vận hành). Yếu tố tổ chức đề cập đến các thành viên (chủ thể) tham gia, cách thức hình thành tổ chức (cơ cấu) và cách thức tổ chức hệ thống nội tại. Yếu tố hoạt động thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành viên (sự phân công và hợp tác giữa các thành viên) trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của tổ chức; nguyên tắc vận hành của cơ chế và nội dung hoạt động của nó.
Về cơ chế ba bên, nhiều nhà khoa học đã đưa ra khái niệm, bản chất, đặc điểm của cơ chế ba bên . Công trình Thuật ngữ quan hệ công nghiệp và các khái niệm liên quan của tác giả David Macdonald và Caroline Vandenabeele (các chuyên gia lâu năm của Đội chuyên gia tổng hợp Đông Á, Văn phòng lao động Quốc tế - ILO/EASMAT) được đón nhận như là một cuốn sách quan trọng và rất đáng tham khảo ở nước ta cũng như một số nước khác đã định nghĩa: "Cơ chế ba bên là sự tương tác tích cực của Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động (qua các đại diện của họ) như là các bên bình đẳng và độc lập trong các cố gắng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cùng quan tâm. Một quá trình ba bên có thể bao gồm việc tham khảo ý kiến, thương thuyết và /hoặc cùng ra quyết định, phụ thuộc vào cách thức đã được nhất trí giữa các bên liên quan. Những cách thức này có thể là đặc biệt theo từng vụ việc hoặc được thể chế hoá” (4)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 1178
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem