Mã tài liệu: 233738
Số trang: 10
Định dạng: doc
Dung lượng file: 85 Kb
Chuyên mục: Luật
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) đã có hiệu lực được 15 năm (1994-2009). Theo các điều khoản của UNCLOS, mỗi quốc gia ven biển (QGVB) có quyền có lãnh hải 12 hải lý, đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa. Điều 76, khoản 8 của UNCLOS quy định: “QGVB thông báo những thông tin về các ranh giới thềm lục địa của mình, khi thềm lục địa đó mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, cho Uỷ ban ranh giới thềm lục địa (CLCS) được thành lập theo Phụ lục II, trên cơ sở sự đại diện công bằng về địa lý. CLCS gửi cho các QGVB những kiến nghị về các vấn đề liên quan đến việc ấn định ranh giới ngoài thềm lục địa của họ. Các ranh giới do một quốc gia ven biển ấn định trên cơ sở các kiến nghị đó là dứt khoát và có tính chất bắt buộc”. Thời hạn trình CLCS là 10 năm kể từ ngày Công ước UNCLOS có hiệu lực với quốc gia thành viên (Phụ lục II, điều 4 UNCLOS). Tuy nhiên thời hạn cuối cùng đối với các quốc gia ven biển thành viên của Công ước đã được ấn định là 13/5/2009 bằng Quyết định ngày 29/5/2001 (SPLOS/72) được thông qua trong phiên họp lần thứ 11 của các quốc gia thành viên Công ước Luật biển. Tới ngày đó, các quốc gia phải lựa chọn một trong ba khả năng: 1) trình hồ sơ cuối cùng về ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng ra ngoài 200 M (dặm) tính từ đường cơ sở cho CLCS. Một quốc gia có thể trình hồ sơ toàn thể hay một phần. Quốc gia có thể trình một hoặc nhiều hồ sơ từng phần thay cho một hồ sơ toàn thể cho cả vùng biển. Hai hay nhiều quốc gia có thể trình chung một hồ sơ theo Mục 4 Phụ lục I Quy định thủ tục của CLCS; 2) Trình Tổng thư ký các thông tin ban đầu về ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng ra ngoài 200 M và bản mô tả tình hình chuẩn bị và ngày dự kiến trình hồ sơ phù hợp với các yêu cầu của điều 76 của Công ước và với Quy định thủ tục và hướng dẫn khoa học và kỹ thuật của CLCS; 3) Bảo lưu các quyền của mình về thềm lục địa bằng cách phản đối các hồ sơ đã được trình. Quốc gia nào không tiến hành bất kỳ hành động nào nói trên sẽ được coi là không quan tâm tới việc mở rộng thềm lục địa ra ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở của họ.
Theo Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS) mỗi nước ven biển được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế rộng tối đa là 200 hải lý tính từ đường cơ sở của nước đó. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ven biển có đặc quyền khai thác kinh tế đối với biển và đáy biển.
UNCLOS cũng quy định là nếu thềm lục địa của nước ven biển kéo dài ra xa hơn 200 hải lý thì nước đó có đặc quyền khai thác tài nguyên dưới đáy biển trong một vùng bên ngoài 200 hải lý gọi là thềm lục địa mở rộng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 42
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 3407
⬇ Lượt tải: 64
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16