Tìm tài liệu

Van de thoa hiep va hop tac tren bien Ky tuyen bo ve ung xu cac ben o bien Dong

Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông

Upload bởi: hhhhhh62300

Mã tài liệu: 235169

Số trang: 13

Định dạng: doc

Dung lượng file: 95 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

[FONT="]Ngày 4 tháng 11 năm 2002, ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử các bên tại Biển Đông (DOC). Tuyên bố này chưa đạt được mục tiêu mà ASEAN mong đợi là một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc, và việc thực thi DOC đến nay vẫn chưa được triển khai về thực chất, nhưng đối với các nước ASEAN, đây được xem là một bước ngoặt trong vấn đề Biển Đông. Trước đây Trung Quốc chỉ đồng ý đàm phán song phương và luôn né tránh đàm phán đa phương.

DOC thể hiện sự điều chỉnh trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông và là thành công của ASEAN trong việc lôi kéo Trung Quốc vào đàm phán vấn đề này. Bài viết này sẽ tập trung phân tích quá trình hình thành DOC giữa ASEAN và Trung Quốc, phân tích về nội dung kết quả đạt được, các nhân tố ảnh hưởng đến việc thỏa hiệp và hợp tác giữa ASEAN và Trung quốc trog vấn đề Biển Đông.

I. Quá trình hình thành DOC

Trước khi có DOC, trong khu vực tồn tại một số văn bản chính mang tính pháp lý liên quan đến việc điều chỉnh hành vi của các bên trên Biển Đông, bao gồm hiệp ước Thân Thiện và Hợp Tác của ASEAN (TAC) năm 1976 và Hiệp ước khu vực Đông Nam Á phi hạt nhân năm 1995. Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á có những nguyên tắc cơ bản điều chỉnh cách ứng xử của các bên trong Biển Đông, cụ thể là: giải quyết các bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và thúc đẩy hợp tác giữa các bên có liên quan.

Lập trường chung đầu tiên của các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông được thể hiện tại Tuyên bố ASEAN về Biển Đông tại Manila năm 1992. Tuyên bố thể hiện sự lo ngại của ASEAN liên quan đến căng thẳng Việt Nam –Trung Quốc qua sự kiện Trung Quốc cấp phép cho công ty Creston của Mỹ thăm dò dầu khí tại khu vực Tư Chính thuộc thềm lục địa của Việt nam và sau khi Trung Quốc thông qua luật về lãnh hải ngày 25 tháng 2 năm 1992 tuyên bố chủ quyền tuyệt đối đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuyên bố kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, kiềm chế không làm căng thẳng tình hình, kêu gọi hợp tác và xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông trên cơ sở các nguyên tắc của TAC. Tuyên bố Manila năm 1992 cũng kêu gọi sự tham gia của các bên liên quan khác. Việt nam, khi đó chưa phải là thành viên của ASEAN, ủng hộ Tuyên bố Manila. Trung Quốc nhắc lại lập trường về thảo luận song phương, không chấp nhận thảo luận đa phương vấn đề Biển Đông và cho rằng các vấn đề tranh chấp đảo Hoàng Sa và Trường Sa không liên quan đến ASEAN.

Dưới góc độ song phương, Trung Quốc và Philippines cũng đã thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử gồm tám điểm trong Tuyên bố chung giữa hai nước về tham khảo về Biển Đông và các khu vực hợp tác khác vào tháng 8 năm 1995. Philippines và Việt Nam cũng thỏa thuận về Bộ ứng xử 9 điểm trong Tuyên bố chung của tham khảo song phương hàng năm lần thứ 4 vào tháng 10 năm 1995.

Sự kiện Trung Quốc chiếm dải ngầm Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippin vào năm 1995 đánh dấu sự điều chỉnh trong chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đó, Trung Quốc chỉ dùng vũ lực đối với Việt Nam vào các năm 1974 và 1988. Lúc bấy giờ Việt Nam chưa phải là thành viên của ASEAN. Sự kiện Vành Khăn thúc đẩy ASEAN tìm kiếm các sáng kiến nhằm giúp ngăn ngừa các tranh chấp tại Biển Đông không leo thang trở thành các vụ xung đột.

Ý tưởng xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) được thông qua tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 29 (Jakarta, 20-21/7/1996) với mục đích tạo nền tảng cho sự ổn định lâu dài trong khu vực và giúp cho việc tăng cường hiểu biết giữa các nước có tranh chấp. Tuyên bố chung của hội nghị Bộ Trưởng ASEAN bày tỏ định quan ngại trước những diễn biến trên Biển Đông, nhấn mạnh việc các bên liên quan cần áp dụng các nguyên tắc của Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Đông Nam Á (TAC) làm cơ sở để xây dựng bộ quy tắc ứng xử quốc tế tại Biển Đông vì mục tiêu xây dựng môi trường an ninh và ổn định trong khu vực. Tuyên bố chỉ rõ “những diễn biến gần đây khẳng định sự cần thiết của một COC trên biển Đông, COC này sẽ là nền tảng cho sự ổn định trong khu vực và thúc đẩy sự hiểu biết giữa các quốc gia tranh chấp”.

Tiếp đó, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (Hà Nội, 15-16/12/1998), các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông, và cuộc họp SOM ASEAN tại Singapore tháng 3/1999 đã giao cho Việt Nam và Philippin đồng dự thảo văn kiện này. Việt nam và Philippin không thống nhất được dự thảo COC chung của ASEAN, do yêu cầu của Việt nam về phạm vi địa lý áp dụng của COC bao gồm cả quần đảo Hoàng sa không được đáp ứng.

Philippin và Việt Nam trình bày các bản thảo riêng của mình đầu tiên tại cuộc gặp ASEAN SOM vào tháng 5 năm 1999. Dự thảo của Việt Nam bao gồm cả phạm vi áp dụng là Hoàng Sa. Malaysia phản đối bản thảo của Philippin vì cho rằng nó mang tính chất một hiệp định có tính cam kết pháp lý. Indonexia cũng đề nghị COC là một văn bản mang tính chính trị.

Bản dự thảo chung của ASEAN được trình bày tại hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN và cuộc họp của ARF vào tháng 7 năm 1999. Tuy nhiên, các ngoại trưởng ASEAN đã không thông qua bản dự thảo này. Malayxia yêu cầu bản dự thảo này cần được đưa ra thảo luận tại cấp quan chức cấp cao. Ngoại trưởng Malaysia Syed Hamid Albar đã phê phán bản thảo của Philipin, cho rằng nó không phản ánh được tinh thần được nêu ra trước đó.

Vào tháng 9 năm 1999, Philipin trình bản dự thảo thứ hai của mình lên ASEAN. Lần này, ASEAN không đạt được sự đồng thuận liên quan đến vị trí địa lý mà COC có tác dụng điều chỉnh. Philippin đề xuất khu vực áp dụng là Biển Đông nhưng Malayxia phản đối. Malayxia cho rằng chủ quyền của Malayxia trên một số vùng của Biển Đông không nằm trong diện tranh chấp, ngoài ra Biển Đông còn chồng lấn với lãnh hải của nước này, vùng gần Sabah và Sarawak. Với quy định COC chỉ áp dụng cho Trường Sa, Malaysia sẽ củng cố được vững chắc hơn vị trí chiếm đóng của mình trên một số đảo nằm trên khu vực thềm lục địa của mình, trong khi có thể tránh không bị lôi kéo vào các vấn đề mà Malaysia không có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc. Việt Nam ủng hộ việc sử dụng cụm từ “những vùng tranh chấp ở Biển Đông”, vì điều này cho phép COC có hiệu lực đối với cả quần đảo Hoàng Sa.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông
  • Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông
  • Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông
  • Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông
  • Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông
  • Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông
  • Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông
  • Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông
  • Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông
  • Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông
  • Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông
  • Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông
  • Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Tình huống xoay quanh vấn đề thỏa thuận ...

Upload: huy777203

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 465
Lượt tải: 16

Nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thỏa ...

Upload: lls

📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 429
Lượt tải: 20

Vấn đề bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển ...

Upload: kt10k32

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 479
Lượt tải: 19

Các nước xung quanh Biển Đông và vấn đề ...

Upload: thuyduong7978

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 569
Lượt tải: 16

Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng ở tòa án cấp ...

Upload: hoa_thuong_vuot_keo_bot

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 527
Lượt tải: 18

Những vấn đề lý luận về tiến trình hình ...

Upload: cuongmtavn

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 360
Lượt tải: 17

Xây dựng 1 tình huống thỏa mãn các điều kiện ...

Upload: vimua_anhnt

📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 756
Lượt tải: 16

Bt dân sự cá nhân xây dựng một tình huống ...

Upload: nguyen626

📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 407
Lượt tải: 19

Bài tập lao động cá nhân tuần 1 Phân tích ...

Upload: sonvni

📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 279
Lượt tải: 16

Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa ...

Upload: phuongthao4305

📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 784
Lượt tải: 23

Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm ...

Upload: hungtatin

📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 384
Lượt tải: 16

Bài tập lớn học kỳ Quyền và nghĩa vụ của các ...

Upload: huongst_group

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 306
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký ...

Upload: hhhhhh62300

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 401
Lượt tải: 17

CHUYÊN MỤC

Luật
Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông [FONT=&quot]Ngày 4 tháng 11 năm 2002, ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử các bên tại Biển Đông (DOC). Tuyên bố này chưa đạt được mục tiêu mà ASEAN mong đợi là một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc, và việc thực thi DOC đến nay vẫn chưa doc Đăng bởi
5 stars - 235169 reviews
Thông tin tài liệu 13 trang Đăng bởi: hhhhhh62300 - 26/01/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 26/01/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển Ký tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông