Mã tài liệu: 233709
Số trang: 7
Định dạng: doc
Dung lượng file: 218 Kb
Chuyên mục: Luật
Thềm lục địa có một vai trò và ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế mỗi quốc gia ven biển. Chính vì thế, nơi đây dễ xảy ra các tranh chấp về chế độ pháp lý của mỗi quốc gia. Nhằm tránh xảy ra các tranh chấp này và giữ gìn trật tự hòa bình an ninh trên biển, Công ước luật biển năm 1982 ra đời đã đưa ra những quy định rõ ràng và công bằng về phương pháp xác định thềm lục địa của quốc gia.
Căn cứ khoản 1 Điều 76 Công ước luật biển năm 1982: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.”
Như vậy, bản chất của thềm lục địa được thể hiện rõ cả về phương diện tự nhiên và phương diện pháp lý. Về tự nhiên, đó là phần lãnh thổ đất liền mở rộng ra hướng biển, tại đó danh nghĩa chủ quyền tạo cho quốc gia các đặc quyền có tính chất đương nhiên. Về pháp lý, sự mở rộng lãnh thổ này không có ý nghĩa thiết lập vùng lãnh thổ mới của quốc gia, vì theo Luật biển quốc tế, biên giới biển của quốc gia được giới hạn bởi đường ranh giới phía ngoài lãnh hải và đó là sự bắt đầu của thềm lục địa pháp lý có cơ sở từ lãnh thổ đất liền.
Căc cứ vào định nghĩa thềm lục địa và các quy định khác trong Công ước 1982, có thể đưa ra các phương pháp xác định ranh giới thềm lục địa trong từng trường hợp cụ thể:
1. Xác định thềm lục địa trong các trường hợp thông thường
Công ước 1982 quy định kết hợp hài hòa tiêu hai tiêu chí cơ bản để xác định ranh giới thềm lục địa pháp lý, đó là tiêu chuẩn địa chất (dựa vào ranh giới ngoài rìa lục địa, vào chân dốc lục địa và đường đẳng sâu 2500m) và tiêu chuẩn khoảng cách (chủ yếu căn cứ vào đường cơ sở). Mục đích của việc kết hợp này là để có được kết quả phân định phù hợp giữa điều kiện tự nhiên của nước ven bờ với sự tồn tại của vùng di sản chung, sao cho không ảnh hưởng một cách thái quá đến sự hiện hữu của vùng di sản mà vẫn đảm bảo để nước ven biển có được một vùng thềm lục địa vốn thuộc về nước này. Như vậy, thềm lục địa quốc gia ven biển theo Điều 76 Công ước 1982 được xác định
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 42
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 25
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16