Mã tài liệu: 115390
Số trang: 89
Định dạng: docx
Dung lượng file: 461 Kb
Chuyên mục: Lưu trữ học
Chính sách bảo hộ từ xưa tới nay luôn tồn tại như một chính sách thiết yếu và quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mọi quốc gia bởi tất cả các quốc gia dù mạnh hay yếu, dù phát triển hay đang phát triển đều muốn xây dựng và phát triển các ngành sản xuất trong nước đồng đều và bền vững. Bước sang thế kỉ XXI, khi mà tiến trình toàn cầu hoá và khu vực hoá cũng đã đi được một chặng đường khá dài với sự ra đời của các tổ chức kinh tế như WTO, EU, AFTA, NAFTA… tạo ra một sân chơi chung và những quy tắc nhằm phát triển thương mại quốc tế, thì vấn đề bảo hộ lại được nâng lên một tầm cao mới đó là bảo hộ hợp lý để làm cơ sở cho hội nhập kinh tế toàn cầu.
Trong xu thế mạnh mẽ của toàn cầu hoá trên thế giới, Việt Nam cũng đang nỗ lực hết mình: gia nhập ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1998) và gần đây nhất là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO (2006), chứng tỏ chúng ta đang cố gắng hết mình để có thể hội nhập kinh tế một cách toàn diện và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng với một nền kinh tế mà sức cạnh tranh còn kém thì nếu hội nhập, chúng ta cần thiết phải áp dụng một cơ chế chính sách bảo hộ hợp lý để không bị “tổn thương” trước nguy cơ cạnh tranh từ bên ngoài và làn sóng mạnh mẽ của toàn cầu hoá, để phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế an toàn và hiệu quả.
Chính vì thế, một trong những khía cạnh được quan tâm nhất của chính sách bảo hộ hiện nay với tất cả các quốc gia trên thế giới là làm thế nào để chính sách bảo hộ thực sự mang lại hiệu quả tích cực đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển với trình độ phát triển kinh tế chưa cao. Đối với các nước phát triển, những nước đã có một nền kinh tế hàng hoá phát triển cao thì việc áp dụng một chính sách bảo hộ hợp lý là hết sức có lợi. Nhưng còn đối với các nước đang phát triển, mặc dù có quyết tâm rất cao, nhưng để thực hiện và thu được lợi ích thực sự bảo hộ hợp lý không phải là đơn giản. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Đây chính là lý do tác giả chọn viết khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.”.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về Bảo hộ và Chính sách Bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước
Chương II: Thực tiễn áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý của một số quốc gia trên thế giới
Chương III: Một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 1683
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 2886
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 699
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 722
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16