Mã tài liệu: 84455
Số trang: 74
Định dạng: docx
Dung lượng file: 375 Kb
Chuyên mục: Lưu trữ học
Vấn đề môi trường hiện nay đang là chủ đề được cả thế giới quan tâm. Nhận thức về việc bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao và được cụ thể hóa bằng những quy định, hành động. Các doanh nghiệp sản xuất phải chú trọng đến những vấn đề xử lý rác thải, độ an toàn của sản phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường. Người tiêu dùng thế giới khi lựa chọn sản phẩm không chỉ quan tâm đến chất lượng, mẫu mã, giá cả của hàng hóa mà còn căn cứ vào sự thân thiện đối với môi trường của sản phẩm. Để định hướng, điều chỉnh hành vi, hoạt động của các doanh nghiệp và đánh giá độ an toàn của sản phẩm với môi trường, thế giới đã xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn môi trường. Những tiêu chuẩn môi trường này mang tính quốc tế và ngày càng được các nước áp dụng rộng rãi. Trong xu thế toàn cầu hóa và tự do thương mại như hiện nay, khi các hàng rào thuế quan dần dần bị dỡ bỏ thì những tiêu chuẩn môi trường này lại càng có ý nghĩa quan trọng, trở thành rào cản mới cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, xuất khẩu là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Mặc dù sản phẩm của Việt Nam đa dạng, phong phú, có khả năng xuất khẩu nhưng thực tế chưa xứng với tiềm năng do chưa đạt được tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nhập khẩu, đặc biệt là những tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Chúng ta đã được nghe rất nhiều về chuyện Nhật Bản trả Việt Nam lô hàng tôm xuất khẩu do vượt quá dư lượng kháng sinh cho phép, hay lô chè xuất khẩu vượt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hay những sản phẩm dệt may bị trả lại do sử dụng nhiều thuốc nhuộm ảnh hưởng tới môi trường,… Những thiếu sót này không chỉ gây thiệt hại nặng nề về tài chính mà còn ảnh hưởng lớn uy tín của hàng Việt Nam, làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, một trong những biện pháp cần thiết là đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với hàng hóa xuất khẩu
Kết cấu đề tài:
Chương I: Lý luận chung về tiêu chuẩn môi trường và sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu
Chương II: Thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp để áp dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 722
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16