Mã tài liệu: 88031
Số trang: 90
Định dạng: docx
Dung lượng file: 544 Kb
Chuyên mục: Lưu trữ học
Thương mại luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ phát triển, xuất phát từ những lợi ích quốc gia, các Nhà nước luôn tìm cách dựng lên những rào cản thương mại nhằm bảo hộ các ngành kém cạnh tranh trong nước. Sự phát triển của thương mại, vì thế, luôn là cuộc đấu tranh gay gắt giữa xu hướng tự do hoá thương mại và bảo hộ thương mại. Hay nói cách khác, tự do hoá và bảo hộ là hai xu hướng đối lập, nhưng luôn song hành và chi phối sự phát triển của hoạt động thương mại. Tuy nhiên từ những năm 1950 đến nay, với sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá kinh tế, đặc biệt với sự ra đời của GATT( 1947), và nay là WTO, tự do hoá thương mại đã trở thành xu thế chủ yếu chi phối sự phát triển của hoạt động thương mại, là nội dung cốt lõi của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu và rộng như hiện nay, khi mà tính phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng cao thì năng lực nội sinh của một quốc gia không chỉ là sự phát triển tự nhiên của quốc gia đó, mà còn là điều kiện để chọn lọc, tiếp cận các yếu tố bên ngoài, biến cái bên ngoài thành cái của chính mình, sử dụng vào việc phát triển kinh tế của quốc gia.
Trong thời đại ngày nay, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là một trong những vấn đề thời sự đối với hầu hết các nước. Mỗi quốc gia không thể tự mình giải quyết một số vấn đề nhất định. Để giải quyết vấn đề, mỗi quốc gia phải tham gia liên kết, hội nhập cùng với các quốc gia khác để cùng nhau phát triển. Nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược xu thế chung của thời đại, khó tránh khỏi rơi vào lạc hậu. Trái lại, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế tuy có phải trả giá nhất định song đó là yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển của mỗi nước. Bởi với những tiến bộ trên lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ truyền thông và tin học, thì giữa các quốc gia ngày càng có mối liên kết chặt chẽ, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Liên kết kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế không thể thay đổi. Hiện nay, nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết, phạm vi liên kết cũng ngày càng được mở rộng.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Những nội dung cơ bản về liên kết kinh tế quốc tế
Chương II: Xu hướng vận động của các liên kết kinh tế quốc tế
Chương III: Tác động của các liên kết kinh tế quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam trong quá trình tham gia các liên kết kinh tế quốc tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 804
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 1683
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 19