Mã tài liệu: 232717
Số trang: 58
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,043 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
MỞ ĐẦU
Dân số ngày càng gia tăng do đó nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng đòi hỏi nhiều, cụ thể là các loại rau cung cấp trong các bữa ăn hằng ngày. Rau xanh không chỉ cung cấp một lượng lớn chất xơ, các sinh tố A, B, C mà còn cung cấp các nguyên tố vi lượng và đa lượng rất cần thiết trong cấu tạo tế bào. Rau xanh còn là một loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên thất thu hàng năm do các loài dịch hại gây ra cho nông nghiệp chiếm khoảng 35% sản lượng mùa màng (khoảng 75 tỷ đô la); trong đó thiệt hại do sâu là 13,8%; do bệnh cây là 11,6%; do cỏ dại là 9,5% (theo Cramer H.H., 1967). Nếu tính cho diện tích nông nghiệp toàn thế giới là 1,5 tỷ hecta không kể đồng cỏ và bãi hoang thì thiệt hại bình quân là 47-60 đô la trên một hecta. Để tránh thất thu, hiện nay có nhiều biện pháp được áp dụng để phòng trừ các loài dịch hại. Một trong các biện pháp đó là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Bên cạnh những ưu điểm của thuốc bảo vệ thực vật như diệt dịch hại nhanh, có khả năng chặn đứng sự lan tràn phá hoại của sâu, bệnh, cho hiệu quả trực tiếp rõ rệt nó còn có một số nhược điểm, nếu sử dụng không đúng cách (phun quá liều hoặc phun gần ngày thu hoạch) đôi khi thuốc có thể gây độc cho thực vật hoăc còn lưu trong nông sản và gây độc cho người, gia súc ăn phải, gây ô nhiễm môi trường
Theo thống kê, hàng năm ở miền Đông – Nam nước ta, tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng lên đến con số 1000 tấn, trong đó thuốc bảo vệ thực vật dùng trên rau rất lớn chiếm từ 50 – 80% tổng lượng thuốc dùng cho các loại cây trồng. Điều đó gây ra những mối nguy cho sức khỏe con người. Một số nơi xảy ra ngày càng nhiều và phổ biến tình trạng ngộ độc do rau xanh.
Trên thế giới, hàng năm có trên 40000 người chết vì ngộ độc rau trên tổng số 2 triệu người bị ngộ độc (dựa theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO). Tuy chưa có thống kê chính thức về số người ngộ độc do thuốc trừ sâu ở nước ta, nhưng theo những thông báo từ những năm qua về các trường hợp ngộ độc lẻ tẻ hay hàng loạt ở từng bệnh viện, từng địa phương cho thấy số người bị ngộ độc là một con số đáng kể.
Từ năm 1993 đến tháng 6 năm 1998, có đến hàng chục ngàn người bị nhiễm độc do ăn phải rau quả còn dư lượng thuốc trừ sâu, nặng nhất vẫn là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1995, có 13000 người nhiễm độc và trong đó có đến 354 người chết.
Trên cơ sở các tài liệu tham khảo tiếp cận được và kết quả khảo sát sơ bộ của khóa trước, luận văn này sẽ khảo sát thực nghiệm quy trình phân tích hàm lượng Carbaryl, Dimethoate trong cải xanh bằng phương pháp HPLC, với mục đích nâng cao hiệu suất thu hồi mẫu các hoạt chất đó từ rau để kết quả phân tích được chính xác hơn, và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở PTN Hóa sinh của Bộ môn Công nghệ Thực phẩ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 1371
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16