Mã tài liệu: 129391
Số trang: 83
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Công nghệ sinh học
Trong những năm gần đây, giá trị thương mại của các enzyme công nghiệp trên toàn thế giới đạt khoảng 1 tỷ USD, trong đó chủ yếu là các enzyme thủy phân (75%), và protease là một trong ba nhóm enzyme thủy phân lớn nhất sử dụng trong công nghiệp (60%) [43].
Protease có thể được thu từ các nhóm sinh vật khác nhau như thực vật, động vật, vi sinh vật trong đó nguồn enzyme từ vi sinh vật là phong phú nhất. Động vật và thực vật chỉ có khả năng sinh ra một trong hai loại enzyme protease là endoprotease hoặc exoprotease, trong khi vi khuẩn có khả năng sinh ra cả hai loại trên. Do đó, protease của vi khuẩn có phổ ứng dụng rộng, hiệu suất sử dụng cao, có khả năng phân hủy triệt để các liên kết peptide trong phân tử protein [66]. Các chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp mạnh protease thuộc loài Bacillus subtilis, B. mesentericus, B. thermorpoteoliticus và một số loài thuộc chi Clostridium. Trong đó, B. subtilis có khả năng tổng hợp protease mạnh nhất. Tuy nhiên, các vi khuẩn đất hoặc vi khuẩn nước ngọt thường tổng hợp các protease hoạt động thích hợp ở vùng pH trung tính hoặc kiềm yếu và kém chịu mặn do đó việc ứng dụng còn hạn chế.
Việc nghiên cứu các chủng Bacillus chịu mặn và sinh protease kiềm chưa được nghiên cứu nhiều. Lần đầu tiên các chủng này được nghiên cứu là vào năm 1968, các chủng ưa kiềm phát triển thuận lợi nhất ở điều kiện pH 9 và có thể ở pH 10 – 12, chúng không phát triển hoặc phát triển rất kém ở điều kiện pH 6,5 [44]. Những phát hiện ban đầu về những chủng ưa mặn và ưa kiềm trên là vô cùng quan trọng, đã mở ra các hướng ứng dụng lớn trong nhiều lĩnh vực sản xuất như: chất tẩy rửa, thuộc da, y tế, nông nghiệp…
Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3000 km và khoảng 3000 hòn đảo ven bờ, do vậy các loại hình đất ngập nước ven bờ rất phong phú như (rừng ngập mặn, bãi triều lầy, vịnh, ven đảo, cửa sông, rạn san hô...) và có tính đa dạng sinh học cao. Theo báo cáo của Cục Môi trường (Bộ TNMT, 2007), trong tổng số 621.162 ha đất ngập nước (ngập mặn) ven biển của Việt Nam có 209.741 ha RNM, 226.111 ha nuôi trồng thủy sản và 185.310 ha đất ngập mặn chưa có rừng (2008) [90]. Kèm theo đó, nghiên cứu khu hệ vi sinh vật rừng ngập mặn đã và đang được tiến hành tại bộ môn Công nghệ sinh học-vi sinh, với bộ sưu tập hơn 600 chủng Bacillus phân lập được. Một số nghiên cứu về Bacillus từ RNM đã được tiến hành nhưng chưa có nghiên cứu mang tính hệ thống về khả năng sinh protease kiềm của các chủng Bacillus phân lập được từ RNM Việt Nam.
Kết cấu đề tài:
Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương II
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 1793
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 218
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 189
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 714
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 2137
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 908
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 882
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 1024
⬇ Lượt tải: 20